| Hotline: 0983.970.780

Nông dân trồng lúa vẫn nghèo

Thứ Ba 14/06/2011 , 11:19 (GMT+7)

Sau một chuỗi các hoạt động nghiên cứu tham vấn được thực hiện có sự phối hợp của các viện, trường, các trung tâm nghiên cứu, tư vấn thuộc bộ NN&PTNT, đại học Monash (Australia), tiến sĩ Steven Jaffee, điều phối viên chương trình Phát triển nông thôn (thuộc Ngân hàng thế giới - WB) cho hay, đã hoàn chỉnh 15 báo cáo nghiên cứu làm cơ sở hình thành các chính sách đề xuất cho ngành nông nghiệp Việt Nam.

Sau một chuỗi các hoạt động nghiên cứu tham vấn được thực hiện có sự phối hợp của các viện, trường, các trung tâm nghiên cứu, tư vấn thuộc bộ NN&PTNT, đại học Monash (Australia), tiến sĩ Steven Jaffee, điều phối viên chương trình Phát triển nông thôn (thuộc Ngân hàng thế giới - WB) cho hay, đã hoàn chỉnh 15 báo cáo nghiên cứu làm cơ sở hình thành các chính sách đề xuất cho ngành nông nghiệp Việt Nam.

Hội thảo Lúa gạo, nông dân và phát triển nông thôn ở Việt Nam: từ tăng trưởng thành công đến thịnh vượng bền vững (được bộ NN&PTNT phối hợp với WB tổ chức sáng nay 13.6, tại Cần Thơ) đã công bố 3 bản đề xuất chính sách từ chương trình nghiên cứu hợp tác này.

Bà Victoria Kwakwa, giám đốc WB Việt Nam đánh giá, sau 1980, nông nghiệp Việt Nam tiến bộ rất nhanh. Bà cho rằng, với quyết tâm cao độ, Việt Nam đã thành công rất lớn trong việc đảm bảo nhu cầu thực phẩm trong nước và góp phần đảm bảo an ninh lương thực của thế giới. Tuy vậy, bà Kwakwa cũng lưu ý, sản xuất lúa tính đến lúc này vẫn là một trong những tác nhân tác động xấu đến môi trường. Chính vì vậy, cần có một định hướng sản xuất phù hợp hơn trong điều kiện có nhiều biến động từ tự nhiên và tác động của con người.

Tiến sĩ Steven Jaffee ghi nhận, đồng bằng sông Cửu Long đã tạo ra 80% thặng dư lương thực cả nước, đóng góp 2/3 sản lượng tăng trưởng quốc gia hàng năm về lương thực. Cũng theo tiến sĩ Jaffee, tính bình quân lương thực đầu người, Việt Nam là quốc gia đứng đầu trong danh sách các nước đang phát triển. Vậy là gạo Việt cũng góp phần nuôi sống cả thế giới!

Tuy nhiên, thứ trưởng bộ NN & PTNT Bùi Bá Bổng cũng thừa nhận rằng, nông dân trồng lúa vẫn là những người nghèo – nếu không nói là nghèo nhất. Do vậy, cần thiết có một hoạch định chiến lược mới cho phát triển lúa gạo trong 10 – 20 năm tới và xa hơn trước những thách thức lớn về tự nhiên, xã hội; trong đó một mục tiêu phải hướng tới là nông dân trồng lúa phải có thu nhập tương xứng.

Theo thứ trưởng bộ NN & PTNT Bùi Bá Bổng, đất trồng lúa hiện chiếm 44% diện tích đất nông nghiệp với diện tích gieo trồng chiếm 61% diện tích trồng trọt. Việt Nam luôn dẫn đầu các nước ASEAN về năng suất lúa bình quân và có trên nửa triệu hecta lúa đông xuân hàng năm đạt năng suất trên 7 tấn/ha. Đây là mức năng suất lúa tiên tiến nhất thế giới hiện nay.

Xem thêm
Thủ tướng: Kiểm tra, giám sát từ đầu, tránh tích tụ vi phạm

Họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, Thủ tướng lưu ý tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ lại thành sai phạm lớn.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Nghề cói Kim Sơn được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định 1150/QĐ-BVHTTDL đưa nghề thủ công truyền thống nghề cói Kim Sơn vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.