| Hotline: 0983.970.780

Nông hộ nuôi 30 con bò sữa khép kín

Thứ Hai 22/07/2019 , 11:41 (GMT+7)

Ông Nguyễn Văn Tư ở thôn Đa Ngưu, xã Tân Tiến, huyện Văn Giang, Hưng Yên từ vài năm nay đã đạt được mục tiêu gia đình đề ra: 30 con bò sữa + 4 lao động = thu lãi 50 triệu đồng/tháng.

"Chỉ nghe và tham quan mô hình thì việc đạt được mục tiêu nói trên là khá đơn giản. Nhưng bắt tay vào thực hiện mới thấy phát sinh nhiều vấn đề chưa lường hết được. Nếu không có bề dày kinh nghiệm chăn nuôi, có khi còn phải trả giá đắt, thậm chí rất đắt", ông Tư nhấn mạnh.

Trang trại bò sữa của gia đình ông Tư.

Trong câu chuyện làm giàu từ chăn nuôi bò sữa của mình, ông Tư vẫn còn lộ vẻ xót xa: “Những ngày mới khởi nghề, sẵn có tiềm lực trong gia đình, tôi đã mua liền 15 con bò sữa đang mang thai, hy vọng vài ba tháng sau sẽ nhân rộng đàn bò lên gấp đôi. Nào ngờ, cả đàn bò sắp đến ngày sinh nở, chỉ ở được chưa đầy 40 ngày đã theo nhau vào lò giết mổ hết.

Sau này tôi mới biết mình quá liều, chưa từng trải qua thực tế chăn nuôi, đã xuống tiền mua số lượng lớn bò sữa, toàn là những con đang bụng mang dạ chửa, gặp phải thời tiết nắng nóng không làm mát giải nhiệt kịp thời cho trang trại, dẫn đến sức khỏe của cả đàn bò bị suy kiệt nhanh chóng... gây lỗ ngót 700 triệu đồng.

Buồn bã vì bị mất “tiền ngu” quá lớn, hàng ngày lại phải nghe vợ con trách móc eo xèo, tôi đã tính bỏ nghề, nhưng nghĩ lại, thấy nhiều hộ trong làng vẫn đang nuôi bò sữa rất hiệu quả, chẳng lẽ mình chịu thua.

Hơn nữa số tiền đầu tư cho nuôi bò đang nằm trong cơ sở hạ tầng cũng phải là nhỏ (khoảng 1 tỷ đồng), bao gồm vừa thuê vừa chuyển nhượng lâu dài gần 3ha ruộng trồng cỏ voi, cùng hệ thống chuồng trại, máy cắt thái cỏ, máy trộn thức ăn, máy vắt sữa, nhiều bể ủ cỏ dự trữ nuôi bò và hàng chục m3 hầm biogas xử lý chất thải... Nếu dừng chăn nuôi thì số vốn này cũng sẽ mất theo".

Ông Tư nghiền cỏ nuôi bò sữa.

Xuất phát từ những cân nhắc trên, ông Tư đã xốc lại tinh thần, động viên vợ con, vay vốn ngân hàng và người thân, rồi lặn lội lên Tuyên Quang học hỏi lại kỹ thuật nuôi bò sữa, kết hợp mua mới con giống về nuôi. Theo đó ngày nào cũng vậy, ông thức dậy từ 4 giờ sáng cùng gia đình vệ sinh chuồng trại, tắm rửa sạch sẽ cho bò, pha nước ấm rửa lại bầu vú từng con bò trước khi vắt sữa. Công đoạn này phải hoàn thành trước 7 sáng và 5 giờ chiều mỗi ngày, để đưa sữa kịp thời đến điểm thu gom theo thời gian qui định của nhà máy...

Mọi công việc tuần tự trong ngày, đều được các thành viên trong gia đình ông thực hiện chính xác như lập trình trên máy. Kết quả, chỉ 3 năm chăn nuôi bò sữa, ông đã trả được hết vốn vay, thu hồi được tiền đầu tư cơ sở hạ tầng, sau đó là kinh doanh có lãi.

Ông Tư còn hào hứng khoe: Có khá nhiều hội nghị tập huấn kỹ thuật chăn nuôi của tỉnh và huyện đã chọn trang trại của tôi làm mô hình trực quan, một số sinh viên từ Học viện Nông nghiệp Việt Nam từng về đây tập sự.

Theo ông Tư, trong chăn nuôi bò sữa có 3 khâu then chốt nhất là: Chọn mua con giống tốt. Cho ăn đầy đủ, cân đối thức ăn thô tinh. Và đảm bảo vệ sinh, mát mẻ cho đàn bò suốt quá trình chăn nuôi, trước và sau vắt sữa.

Để có được giống bò sữa tốt nên mua từ Nông trường Mộc Châu (Sơn La). Nếu mua từ các địa phương khác phải có lý lịch giống rõ ràng, bê cái được sinh ra từ các cặp bố mẹ khỏe mạnh, mắn đẻ, nhiều sữa, dễ vắt, cơ thể cân đối, thân gọn nhỏ, ngực sâu rộng nở nang, cổ thanh, mặt ngắn, miệng và mũi to, đuôi dài bông, mông to, hông nở phẳng, bầu vú to đều gắn chặt vào bụng, 4 núm vú đều và cách xa nhau, chân thẳng, đứng không vẹo, tính nết hiền dịu, phàm ăn, linh hoạt, dễ điều khiển, kết hợp với loại thải sớm các con bò ít sữa trong quá trình khai thác.

Bò sữa hay mắc nhất là bệnh viêm vú, có thể phòng ngừa hiệu quả bằng vệ sinh chuồng trại, tắm rửa cho bò ngày 2-3 lần, khi thời tiết nắng nóng phải bật dàn máy phun mưa làm mát mái chuồng, sau vắt sữa cũng phải vệ sinh bầu vú bò 2 lần bằng nước sạch và thuốc sát trùng, máy vắt sữa, các dụng cụ chứa đựng phải tráng rửa cẩn thận bằng nước ấm 70 độ C.

Cỏ các loại, cám ngô, cám gạo, bột đậu tương, vitamin, men tiêu hóa, phải phối trộn đều trước khi cho bò ăn. Chú ý cho bò ăn đúng giờ, ngay sau khi vắt sữa xong...

“Trang trại nhà tôi chẳng bỏ đi thứ gì, phân bò dùng thâm canh cỏ voi, nước thải chuồng đưa xuống hầm biogas lấy khí đốt cho sinh hoạt gia đình và đun nước rửa vệ sinh bầu vú cho bò”, ông Tư chia sẻ.

Xem thêm
Hà Nội bắt chó thả rông, kiên quyết xử lý theo quy định

Tình trạng thả rông chó, mèo tại các khu vực công cộng không có rọ mõm, dây xích, không có người dắt vẫn đang xảy ra trên địa bàn Hà Nội.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm