| Hotline: 0983.970.780

Nông nghiệp ĐBSCL chưa phát triển tương xứng tiềm năng

Thứ Ba 20/05/2014 , 10:32 (GMT+7)

Ngày 19/5, tại TP Cần Thơ, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Ban chỉ đạo Tây Nam bộ và Thành ủy TP Cần Thơ phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn (CNH-HĐH NN-NT) vùng ĐBSCL - 30 năm nhìn lại”.

Gần 100 bài tham luận của các nhà khoa học và lãnh đạo UBND tỉnh, thành phố và Sở NN-PTNT các tỉnh ĐBSCL tham dự, đóng góp ý kiến.

PGS.TS Vũ Văn Phúc, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản nhấn mạnh: ĐBSCL là vùng SX nông nghiệp trọng điểm của cả nước.

Trong gần 30 năm qua, từ đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đến nay, vùng ĐBSCL luôn được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước trong các chính sách phát triển nông nghiệp, trong đó có chính sách CNH, HĐH NN-NT thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho dân cư nông thôn.

Thực tiễn đã chứng minh kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, từng bước hình thành vùng SX tập trung, chuyên canh, phát huy lợi thế sản phẩm chủ lực như: lúa gạo, thủy sản, trái cây; hình thành một số mô hình tập trung chuyên canh lúa, cây ăn trái và thủy sản, áp dụng công nghệ cao, tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, tăng lợi thế cạnh tranh.

Trong đó các viện, trường, trung tâm nghiên cứu ở vùng ĐBSCL đã tham gia tích cực vào việc lai tạo, cung ứng cây, con giống, vật nuôi và SX các chế phẩm sinh học, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật phục vụ nông nghiệp. Nhiều địa phương trở thành điểm sáng về SX nông nghiệp, cơ cấu cây trồng - vật nuôi được chuyển dịch theo hướng SX hàng hóa, nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích.

Tuy nhiên, qua ý kiến của các đại biểu tập trung phân tích, đánh giá những mặt hạn chế, yếu kém, bất cập về cơ chế chính sách đã cho thấy nguyên nhân nông nghiệp ĐBSCL chưa phát triển tương xứng với tiềm năng.

Đó là do kinh tế nông thôn còn mang nặng tính thuần nông, quy mô kinh tế hộ đa số là SX nhỏ, riêng lẻ. Nông dân SX nhiều loại sản phẩm nhưng lại phân tán, manh mún, không gắn kết giữa vùng nguyên liệu với chế biến, tiêu thụ sản phẩm nên thường xảy ra tình trạng được mùa rớt giá, hiệu quả thấp.

Bên cạnh đó, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, phát triển công nghiệp, đô thị của vùng kém hiệu quả và gây khó khăn cho phát triển nông, ngư nghiệp. Chính sách đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn còn dàn trải, chậm so với yêu cầu. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống giao thông còn kém, nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.

Hội thảo đã rút ra những bài học về mặt lý luận, đề xuất, kiến nghị với Đảng, Nhà nước và lãnh đạo các địa phương những giải pháp cơ bản để tạo sức bật và động lực mới cho tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL phát triển bền vững trong thời gian tới.

Xem thêm
Yêu cầu giới hạn định lượng thuốc nhuộm Sudan cho ớt xuất khẩu Đài Loan

Cùng với Trung Quốc, Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ, doanh nghiệp Việt Nam phải cung cấp báo cáo thử nghiệm về thuốc nhuộm Sudan, kèm ghi chú phương pháp thử, đơn vị thử nghiệm.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Liên doanh DHN với mô hình kinh tế xanh trong nông nghiệp tại Tây Ninh

Chủ tịch Hùng Nhơn Group Vũ Mạnh Hùng chia sẻ định hướng đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao tại Lễ công bố Quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh Tây Ninh, chiều nay.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.