| Hotline: 0983.970.780

Nông nghiệp Nga trong điều kiện các lệnh trừng phạt

Thứ Sáu 31/03/2023 , 17:11 (GMT+7)

Kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, Nga đã phải đối mặt với các lệnh trừng phạt với quy mô chưa từng có.

Nông nghiệp Nga đối mặt không ít thách thức do các lệnh trừng phạt. Ảnh minh họa.

Nông nghiệp Nga đối mặt không ít thách thức do các lệnh trừng phạt. Ảnh minh họa.

Điều này gây ra sự lo ngại trong dân chúng, có những người bắt đầu ồ ạt mua đường, ngũ cốc và các sản phẩm khác; trong các cửa hàng xuất hiện những kệ hàng hoá trống và bắt đầu có những biện pháp hạn chế bán hàng. Trong dân chúng cũng xuất hiện một nỗi sợ hãi về tương lai, liệu có phải đối mặt với tình trạng thiếu thốn và đói kém?

Giờ đây, khi những xúc động ban đầu đã lắng xuống, người Nga đã có thể tự tin nói rằng: nước Nga không bị nạn đói đe dọa. Nhưng nông nghiệp Nga, ngành cung cấp lương thực cho cả nước, đang có một sự thay đổi lớn: sự phụ thuộc vào nhập khẩu vẫn rất đáng kể. Toà soạn báo "Novye Izvestiya" xem xét một số dự báo cho tương lai nông nghiệp nước này.

Trong hơn 8 năm qua, Nga đã tích cực thay thế nhập khẩu, và đã đạt được kết quả tốt trên một số lĩnh vực. Ví dụ, vào năm 2019, 98% lượng thịt lợn tiêu thụ của người dân được sản xuất ở Nga, trong khi nhập khẩu thịt bò và gia cầm đã giảm một nửa.

Tình trạng thiếu thuốc thú y và vắc xin động vật ở Nga khó có thể xảy ra, vì những loại này không bị đưa vào danh sách hàng hóa bị xử phạt. Và ngay cả khi nguồn cung cấp từ nước ngoài bị cắt giảm, việc thay thế nhập khẩu sẽ được thực hiện bởi Trung tâm Thú y Liên bang, nơi có đủ năng lực để cung cấp cho các nhà chăn nuôi Nga các loại thuốc cần thiết. Cũng có thể mua thuốc và nguyên liệu thô ở Ấn Độ và Trung Quốc.

Điểm yếu - con giống cho chăn nuôi

Mối đe dọa chính đối với chăn nuôi Nga là công tác giống vật nuôi gần như không tồn tại, công việc đã ngừng hoạt động sau sự sụp đổ của Liên Xô.

Các nhà sản xuất dễ dàng mang con giống từ nước ngoài hơn, do đó, hiện tại ở khu vực này không có hệ thống thống kê tập trung cũng như cơ sở hạ tầng cần thiết. Sẽ mất từ ​​ba đến năm năm để giải quyết vấn đề này.

Ví dụ, các tập đoàn nông nghiệp thống trị thị trường sản xuất thịt lợn ở Nga đã ồ ạt mua lợn ở nước ngoài.

Thực tế, các công việc về cải tiến và nhân giống lợn trong chăn nuôi chỉ bắt đầu được thực hiện ở Nga từ năm 2014, mà cũng không phải ở khắp nước.

Theo Viện nghiên cứu khoa học Rosinformagrotech, hiện nay ở Nga có ba giống lợn chính cho ngành chăn nuôi lợn của thế giới. Tuy nhiên, cần có thời gian để bổ sung đàn gia súc.

Đối với gia súc lớn có sừng, tỷ trọng nhập khẩu vào Nga đạt 70%. Đồng thời, các nhà di truyền học đã tuyên bố trong mấy năm rằng giống vật nuôi trong nước không chỉ rẻ hơn mà còn tốt hơn nước ngoài. Tình hình kinh tế khó khăn sẽ trở thành cơ hội để các nhà nhân giống Nga chứng tỏ mình. Bây giờ có các trung tâm nhân giống đang hoạt động ở Belgorod, Rostov, Nizhny Novgorod, vùng Sverdlovsk, Tatarstan, Udmurtia.

Trong chăn nuôi cừu, các chuyên gia dự kiến ​​​​sẽ có một sự tăng trưởng lớn trước khi Nga bị áp dụng các biện pháp trừng phạt.

Đây là thị trường ngách duy nhất trên thị trường không bị chiếm giữ bởi các tập đoàn lớn - chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân và trang trại ở miền nam nước Nga sản xuất thịt cừu. Bây giờ sự phát triển của hướng này đang phải giải đáp vấn đề: giống cừu lông mỏng trong nước thì đủ, nhưng đơn giản là không có giống cừu thịt nào, chúng phải được nhập khẩu từ châu Âu.

Trong thị trường gia cầm và trứng thì tình hình tốt hơn một chút. Nga liên tục cung cấp ổn định cho mình hơn 100% thịt gia cầm, điều này khiến cho họ còn có thể gửi sản phẩm đi xuất khẩu. Tuy nhiên, để phát triển theo hướng này, cũng cần có sự lựa chọn giống chất lượng cao.

Sản lượng lúa mì Nga vài năm gần đây. Đồ họa: Hà Lê.

Sản lượng lúa mì Nga vài năm gần đây. Đồ họa: Hà Lê.

Hạt giống và công nghệ nông nghiệp

Lĩnh vực sản xuất trồng trọt có lợi thế hơn: Nga hiện là một trong những nước xuất khẩu ngũ cốc chính trên thế giới. Do tình hình địa chính trị, số lượng người mua giảm, nhưng khách hàng chính của Nga ở Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ, các quốc gia này vẫn tiếp tục giao dịch với Nga.

Ngoài ra, trong năm nay dự kiến sẽ có khủng hoảng lương thực, vì việc gieo hạt ở Ukraine sẽ gặp những khó khăn nhất định. Điều này có nghĩa là giá ngũ cốc xuất khẩu sẽ tăng lên.

Nhu cầu thị trường trong nước về ngũ cốc và rau quả cũng sẽ được đáp ứng đầy đủ. Tuy nhiên, ngay cả ở đây cũng có sự phụ thuộc nhất định vào nguồn cung cấp từ nước ngoài, đặc biệt là về hạt giống và thiết bị công nghệ nông nghiệp.

Theo dữ liệu chính thức, hiện nay Nga chỉ đảm bảo được 63% hạt giống - trong khi an ninh lương thực đòi hỏi ít nhất 75%. Ở nước ngoài, các nhà sản xuất trong nước quen mua hạt củ cải đường (đến 98%), hạt hướng dương (trên 70%) và ngô (khoảng 54%). Hiện Nga chưa có hệ thống thay thế nhập khẩu tập trung.

Còn về máy móc thiết bị, việc mua sắm trong các điều kiện bị trừng phạt đã trở nên rất khó khăn và đôi khi đơn giản là không thể. Ngoài ra, cả máy móc lẫn và phụ tùng đều tăng giá gấp 1,5-3 lần. Cụ thể, vấn đề chính nằm ở việc thiếu phụ tùng: đôi khi điều này có thể ngừng sản xuất hoàn toàn.

Ví dụ, một chiếc máy gieo hạt có thể được lắp ráp hoàn toàn từ các phụ tùng trong nước, nhưng nếu thiếu hai bộ phận nhỏ nhập khẩu thì sẽ không hoạt động được. Và không phải mọi thứ đều có thể được thay thế bằng các sản phẩm tương tự trong nước.

Hiện tại, tình hình vẫn ổn định với những máy móc thiết bị mua từ trước năm với giá cũ. Sự thay thế nhập khẩu đang phát triển ở các khu vực: việc sản xuất và phục hồi hơn 2.000 bộ phận cho thiết bị nước ngoài đã được thiết lập. Có kế hoạch giao hàng từ Trung Quốc và Belarus. Tuy nhiên, mọi người đều nhìn về tương lai với những tâm trạng khác nhau: có người hy vọng, có người lo lắng.

Nhà nước có thể giúp đỡ bằng cách nào

Nông nghiệp luôn cần sự hỗ trợ từ nhà nước - đặc biệt trong điều kiện các lệnh trừng phạt. Và dễ bị tổn thương nhất không phải là các công ty lớn, mà là các trang trại nông dân và hợp tác xã nông nghiệp.

Do đó, Liên minh các nhà chăn nuôi lợn quốc gia dự đoán sẽ đóng cửa tới 75% các nhà sản xuất nhỏ trong ba năm tới - đơn giản là họ sẽ bị các đại gia ép buộc phải rời khỏi thị trường. Ngoại lệ duy nhất là thị trường chăn nuôi cừu, do các chủ trang trại chiếm ưu thế số lượng tuyệt đối ở đây.

Hiện tại ở nhiều khu vực của Liên bang Nga đang triển khai các biện pháp hỗ trợ các trang trại như trợ cấp cho việc mua thức ăn và con giống, hoàn trả chi phí xây dựng, các khoản tài trợ khác nhau...

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.

Bình luận mới nhất