Trong khi nông sản tươi bị tắc thì nông sản chế biến, đóng hộp xuất khẩu lại đang “cháy hàng”, lượng xuất khẩu tăng vọt, nhất là thị trường Trung Quốc.
Chế biến nông sản xuất khẩu tại Công ty TNHH Thương mại Lộc Điền. Ảnh: Công ty cung cấp.
Cơ hội của nông sản chế biến
Ảnh hưởng kéo dài của dịch Covid 19 đã và đang tạo ra cơ hội lên ngôi đối với các mặt hàng nông sản chế biến xuất khẩu.
Chị Nguyễn Thị Thảo, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Lộc Điền (Bình Tân, TP.HCM), doanh nghiệp chuyên chế biến và xuất khẩu các mặt hàng rau quả sang các thị trường Châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc... cho biết: Do ảnh hưởng của dịch Covid 19, từ đầu năm 2020 đến nay, hoạt động xuất khẩu các mặt hàng rau quả tươi của công ty sang thị trường Trung Quốc gần như bị đình trệ hoàn toàn. Những ngày gần đây, việc xuất khẩu của công ty sang thị trường Hàn Quốc cũng bắt đầu bị tụt giảm do tình hình dịch Covid 19 tại nước này đang trên đà phức tạp.
Theo chị Thảo, các sản phẩm rau củ tươi của Cty trước đây được xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Trung Quốc với khá đa dạng các chủng loại như ngô (ngô ngọt, ngô bao tử), khoai lang, ớt...
Tuy nhiên kể từ khi xảy ra dịch Covid 19 đến nay, các đối tác Trung Quốc đã chấm dứt các đơn hàng rau củ tươi, một phần do hoạt động xuất khẩu qua cửa khẩu gặp khó khăn, nhưng chủ yếu lượng tiêu thụ sản phẩm tươi tại thị trường Trung Quốc bị đình trệ do hệ thống các chợ đầu mối ngưng trệ, người tiêu dùng hạn chế tiêu thụ qua kênh chợ truyền thống...
Ngược lại với tình hình khó khăn của các mặt hàng xuất khẩu tươi, các mặt hàng chế biến xuất khẩu của công ty lại đang tăng rất mạnh.
Chị Thảo tiết lộ: Từ đầu năm 2020 đến nay, sản phẩm ngô ngọt chế biến (cấp đông, đóng hộp) của công ty xuất sang thị trường Trung Quốc (chủ yếu tại thị trường tỉnh Sơn Đông) bất ngờ tăng mạnh khoảng 50% so với thời điểm trước khi có dịch, và hiện các đối tác tại Trung Quốc vẫn đang thúc giục chuyển hàng.
Nguyên nhân của việc tăng mạnh sản phẩm chế biến, chủ yếu do sự khan hiếm và khó khăn trong phân phối của mặt hàng rau quả thực phẩm tươi sống. Thay vào đó, người tiêu dùng tại thị trường tỉ dân tăng cường mua các sản phẩm chế biến tại các siêu thị, cửa hàng tiện ích...
Trái với việc các mặt hàng rau củ tươi bị ảnh hưởng nặng nề, nhiều đơn hàng sang Trung Quốc bị hủy, các mặt hàng chế biến (cấp đông, đóng hộp) thời gian qua không bị ảnh hưởng do có thể thoải mái bảo quản lưu giữ, ngược lại thời gian qua còn tăng mạnh về lượng xuất khẩu...
Cũng theo chị Thảo, xuất hàng tươi thì bắt buộc phải đi cửa khẩu đường bộ để kiểm dịch, tài xế phải thực hiện các biện pháp phòng dịch, không được quay về sâu trong nội địa...
Vì vậy mặc dù các cửa khẩu hiện đã mở thông thương bình thường, nhưng bên cạnh thị trường tiêu thụ tại Trung Quốc vẫn bị đóng băng, công ty vẫn chưa thể xuất khẩu trở lại hàng rau củ tươi. Trong khi đó, mặt hàng chế biến, đông lạnh lại thuận lợi hơn nhiều do có thể vận chuyển bình thường bằng đường biển.
Thị trường Trung Quốc bắt đầu “khát” hàng chế biến
Trong bối cảnh xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc gặp nhiều khó khăn do dịch Covid 19, một số doanh nghiệp có các mặt hàng chế biến xuất khẩu sang các thị trường khác và không bị phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc cũng gặp nhiều thuận lợi.
Chế biến khoai tây xuất khẩu tại đối tác của Cty Ban Mai. Ảnh: Công ty cung cấp.
Chị Nguyễn Thanh Nhàn, phụ trách marketing của Công ty TNHH Thương mại và Kỹ thuật Ban Mai (Cty Ban Mai, Hà Nội), một doanh nghiệp chuyên xuất khẩu nông sản... cho biết: Thị trường Trung Quốc lâu nay có thị hiếu tiêu thụ nông sản tươi sống khá tương đồng với Việt Nam. Vì vậy trong hoạt động xuất khẩu các mặt hàng nông sản chế biến, công ty chưa đặt trọng tâm khai thác ở thị trường Trung Quốc, mà chủ yếu xuất sang các thị trường như Đông Âu, Nga, Hàn Quốc...
Các sản phẩm rau quả chế biến xuất khẩu truyền thống của Cty Ban Mai hiện nay chủ yếu là hàng đông lạnh, đóng hộp, với khá đa dạng chủng loại như cải thảo, cà rốt, cà chua, khoai tây, ngô ngọt, rau các loại...
“Trước đây, cũng có một số khách hàng Trung Quốc đặt vấn đề nhập khẩu các mặt hàng chế biến, tuy nhiên chúng tôi chưa thật sự chú trọng.
Gần đây, đặc biệt là từ khi dịch Covid 19 xảy ra, các khách hàng Trung Quốc hối thúc rất mạnh chúng tôi cung cấp mặt hàng chế biến, đông lạnh. Vì vậy thời gian tới, công ty có thể sẽ chuyển hướng sang thị trường Trung Quốc” – chị Nhàn cho biết.
Cũng như Cty Ban Mai, ông Đinh Cao Khuê, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Cty Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao (DOVECO) cho biết: Từ khi xảy ra dịch Covid 19 đến nay, hoạt động xuất khẩu của công ty gần như không bị tác động. Bởi các mặt hàng rau quả chế biến của DOVECO chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường như Đông Âu, Tây Á, EU... Đối với thị trường Trung Quốc, các sản phẩm chế biến của Cty chưa xuất khẩu đáng kể, chủ yếu chỉ có sản phẩm chanh leo chế biến.
Ông Khuê cho biết do ảnh hưởng của dịch bệnh, hiện lượng hàng chế biến xuất khẩu sang các thị trường Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc có xu hướng tăng khá, bởi người tiêu dùng chuyển sang sử dụng đồ hộp chế biến.
Vì vậy bên cạnh xuất khẩu các mặt hàng rau quả tươi, hơn bao giờ hết, trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, càng cho thấy lợi thế và sự cần thiết phải đẩy mạnh công nghiệp chế biến nông sản.
Bởi đây không chỉ là xu thế tiêu dùng quốc tế, mà còn nâng cao giá trị gia tăng, chủ động trong xuất khẩu, giảm được rất nhiều tác động khi có biến động của thiên tai, dịch bệnh, cũng như các hàng rào kỹ thuật, kiểm dịch...
Tự tin đứng vững trước ảnh hưởng dịch bệnh
Nhờ chế biến, một số mặt hàng trái cây thời gian qua chịu ảnh hưởng không xuất qua được thị trường Trung Quốc, hiện có thể tự tin có phương án xử lí. Ví dụ về quả xoài, với sản lượng bình quân 800.000 tấn/năm, Việt Nam hiện đã chế biến được 200.000 tấn.
Năm 2019, chất lượng xoài của Việt Nam được khách hàng quốc tế đánh giá tốt, nhất là xoài Cát Chu, Hòa Lộc, vì vậy nhu cầu xuất khẩu tươi vẫn chưa đủ, nên các doanh nghiệp chế biến vẫn phải mua xoài keo từ Thái Lan...
Ông Đinh Cao Khuê, Chủ tịch HĐQT DOVECO. Ảnh: Tùng Đinh.
Hoặc với chanh leo, mặc dù thời gian qua chịu tác động nhất định ở thị trường Trung Quốc, tuy nhiên với đa dạng các thị trường xuất khẩu, chanh leo chế biến không đáng lo ngại giảm giá do ảnh hưởng của dịch Covid 19 tại Trung Quốc. Bởi chanh leo Việt Nam chế biến thậm chí còn có thể xuất sang Brazil, một thị trường vốn cũng trồng chanh leo rất lớn.
DOVECO hiện vẫn đang mở rộng diện tích chanh leo phục vụ chế biến xuất khẩu tại nhiều tỉnh Tây Nguyên như Gia Lai, Đắk Nông, Đăk Lăk và đang triển khai kế hoạch trồng trên 4.000 ha, kết hợp với đầu tư xây dựng nhà máy chế biến tại Sơn La...
Bên cạnh việc đẩy mạnh việc chế biến, việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, cũng giúp ngành hàng rau quả tránh được những ảnh hưởng do dịch bệnh tại thị trường trường Trung Quốc.
Các sản phẩm chế biến không bị ảnh hưởng do dịch bệnh, thậm chí còn tăng. Đến bây giờ, khách hàng Châu Âu, Israel vẫn sang đánh giá đồ đông lạnh, đồ hộp bình thường để nhập khẩu, thậm chí còn đăng ký mua số lượng lớn hơn.
Năm nay, giá dứa rất cao, năm ngoái chỉ 4.500đ-5.000 đ/kg, năm nay đã 8.000đ/kg, khách hàng quốc tế đăng ký nhập rất nhiều, trong đó có dứa hộp không có đủ lượng chế biến.
ĐBSCL Xâm nhập mặn đã xuất hiện trên các sông lớn ở ĐBSCL. Sóc Trăng điều chỉnh kế hoạch sản xuất nông nghiệp, trong khi người dân Bến Tre chắt chiu từng giọt nước ngọt.
Ngày 22/2, tại TP.HCM, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến chủ trì buổi gặp mặt báo chí đầu năm, đồng thời phát động Giải Báo chí Kinh tế Nông nghiệp lần VI-2025.
Hồ Dầu Tiếng là hồ nhân tạo lớn nhất Đông Nam Á, tiềm năng du lịch rất lớn, UBND tỉnh Bình Dương đang xem xét thông qua phê duyệt Quy hoạch phát triển du lịch.
Bộ trưởng Warren Kaeding sẵn sàng trao đổi với Việt Nam các ứng dụng khoa học và công nghệ vào nông nghiệp nhằm tăng hiệu quả sản xuất và bảo vệ môi trường.
Tiền Giang Dự án khai thác mỏ cát Bình Đức có tổng trữ lượng 1.305.500m3 tại xã Thới Sơn, TP Mỹ Tho do Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Đại Hưng Thịnh làm chủ.
Kiên Giang Trong vụ đầu, 8 doanh nghiệp đăng ký tham gia dự án TRVC sản xuất lúa giảm phát thải, đã được nhận thưởng 200.000 AUD, tương đương hơn 3,18 tỷ đồng.
Bạc Liêu Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh rằng, để ngành tôm nước lợ bứt phá và phát triển bền vững cần phải thay đổi tư duy và cách làm.
Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng đoàn Kiểm tra số 1908 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư công bố quyết định kiểm tra năm 2025 với TPHCM, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Hà Nội lắp camera giám sát tại 4 quận trung tâm: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa và Hai Bà Trung nhằm phát hiện, xử lý hành vi bỏ rác không đúng nơi quy định.