| Hotline: 0983.970.780

Nông sản xuất khẩu bị trả về do lạm dụng hóa chất giảm

Thứ Sáu 06/01/2023 , 14:34 (GMT+7)

Năm 2022 đã thực hiện thanh tra 27.574 cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và nông lâm thủy sản, xử phạt hành chính 2.244 cơ sở số tiền 20,14 tỷ đồng.

Hội nghị tổng kết năm 2022 và triển khai kế hoạch năm 2023 công tác chất lượng, an toàn thực phẩm ngày 6/1. Ảnh: Phạm Hiếu.

Hội nghị tổng kết năm 2022 và triển khai kế hoạch năm 2023 công tác chất lượng, an toàn thực phẩm ngày 6/1. Ảnh: Phạm Hiếu.

Xử phạt hành chính 2.244 cơ sở với số tiền phạt 20,14 tỷ đồng

Ngày 6/1, Bộ NN-PTNT phối hợp với UBND TP. Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2022 và triển khai kế hoạch năm 2023 công tác chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP).

Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NN-PTNT), cho biết, năm 2022, công tác quản lý chất lượng nông sản và đảm bảo vệ sinh ATTP tập trung thực hiện mục tiêu kép. Đó là góp phần bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của nhân dân; nâng cao chất lượng, giá trị và khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông lâm thủy sản của Việt Nam tại thị trường trong nước và quốc tế.

Trong năm 2022, Cục đã chỉ đạo tổ chức triển khai các Đề án, Chương trình về sản xuất nông nghiệp theo VietGAP, hữu cơ, tuần hoàn và kiểm soát  ATTP từ gốc và liên kết sản xuất với tiêu thụ, phát triển chuỗi giá trị cung ứng nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Theo Thứ trưởng Trần Thanh Nam, đóng góp của công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho nguồn hàng xuất khẩu sang các nước là rất lớn. Ảnh: Phạm Hiếu.

Theo Thứ trưởng Trần Thanh Nam, đóng góp của công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho nguồn hàng xuất khẩu sang các nước là rất lớn. Ảnh: Phạm Hiếu.

Theo đó, đã có 2.510 chuỗi giá trị được thiết lập duy trì (tăng 866 chuỗi so với năm 2021) với sự tham gia của một số tập đoàn lớn như Dabaco, Ba Huân, Saigon Coop, San Hà… Đã có hơn 244.000 ha diện tích cây trồng được chứng nhận VietGAP và tương đương với hơn 13.200 doanh nghiệp được chứng nhận. Diện tích nuôi trồng thủy sản là gần 90.000 ha được cấp chứng nhận VietGAP và tương đương; 905 trang trại và 2.543 hộ chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP.

Trong công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra chất lượng vật tư nông nghiệp, ATTP, các Cục chuyên ngành tiếp tục duy trì các chương trình giám sát quốc gia đối với sản phẩm thủy sản, động vật, thực vật đảm bảo nguồn thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng trong nước và xuất xuất khẩu.

Cụ thể, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản đã thực hiện lấy 2.916 mẫu thủy sản nuôi giám sát vệ sinh ATTP, qua đó phát hiện 49 mẫu nhiễm hóa chất, kháng sinh vượt mức giới hạn cho phép, chiếm 1,6% (tăng hơn năm 2021 là 1,39%); 5/350 mẫu nhuyễn thể 2 mảnh vỏ phát hiện vi sinh vật (E.coli) chiếm 1,42% (giảm so với năm 2021 là 1,7%).

Đối với các trường hợp phát hiện vi phạm, Cục đã tổ chức đánh giá nguy cơ, cảnh báo kịp thời tới Tổng cục Thủy sản, Cục Thú y và các địa phương phối hợp kiểm tra, xác minh nguyên nhân và áp dụng các biện pháp khắc phục.

Năm 2022, đã có 2.510 chuỗi giá trị an toàn thực phẩm được thiết lập duy trì với sự tham gia của một số tập đoàn lớn như Dabaco, Ba Huân, Saigon Coop, San Hà… Ảnh: Phạm Hiếu.

Năm 2022, đã có 2.510 chuỗi giá trị an toàn thực phẩm được thiết lập duy trì với sự tham gia của một số tập đoàn lớn như Dabaco, Ba Huân, Saigon Coop, San Hà… Ảnh: Phạm Hiếu.

Ngoài ra, Cục Bảo vệ thực vật đã lấy mẫu giám sát  ATTP đối với thực phẩm có nguồn gốc thực vật nhập khẩu, phát hiện 6/647 mẫu vi phạm (chiếm 0,92%); lấy 300 mẫu kiểm soát tồn dư từ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho một số nông sản xuất khẩu của Việt Nam 2022 (hiện chưa có kết quả phân tích).

Cục Thú y đã lấy 1.909 mẫu giám sát một số sản phẩm xuất khẩu (ong, thịt gà, sữa tươi nguyên liệu), lấy 1.380 mẫu giám sát ATTP đối với sản phẩm động vật nhập khẩu không phát hiện vi phạm ATTP; lấy và phân tích 962 lượt mẫu thịt lợn, thịt gà tiêu thụ nội địa và phát hiện 128 lượt mẫu vi phạm chỉ tiêu vi sinh và 1 mẫu vi phạm kim loại nặng (chiếm 13,4%).

Cùng với đó, các đơn vị đã chỉ đạo các địa phương lấy 35.506 mẫu nông lâm thủy sản sau thu hoạch, phát hiện 1.384 mẫu vi phạm ATTP, chiếm 3,89% (giảm so với 4,2% năm 2021). Đối với các mẫu giám sát ATTP vi phạm, các cơ quan đã cảnh báo và triển khai các biện pháp xử lý theo quy định.

Năm 2022, công tác quản lý chất lượng nông sản và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tập trung thực hiện mục tiêu kép. Ảnh: Phạm Hiếu.

Năm 2022, công tác quản lý chất lượng nông sản và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tập trung thực hiện mục tiêu kép. Ảnh: Phạm Hiếu.

Các đơn vị cũng tổ chức ký cam kết đảm bảo ATTP lũy kế đến nay cho 89% cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản nhỏ lẻ (tăng so với lũy kế năm 2021 là 82%). Tỷ lệ cơ sở được thẩm định, duy trì đủ điều kiện ATTP (xếp loại A/B) là 98,3% (tăng so với năm 2021 là 94,87%).

Đặc biệt, Bộ NN-PTNT tiếp tục chỉ đạo chuyển mạnh từ thanh tra, kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp, ATTP theo kế hoạch sang thanh tra, kiểm tra đột xuất; tăng cường phối hợp thanh tra liên ngành tại các địa phương.

Từ đầu năm 2022 đến nay, toàn ngành nông nghiệp đã thực hiện thanh tra 27.574 cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và nông lâm thủy sản, xử phạt hành chính 2.244 cơ sở với số tiền phạt 20,14 tỷ đồng.

Công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ góp phần bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của nhân dân; nâng cao chất lượng, giá trị và khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông lâm thủy sản của Việt Nam tại thị trường trong nước và quốc tế. Ảnh: Phạm Hiếu.

Công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ góp phần bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của nhân dân; nâng cao chất lượng, giá trị và khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông lâm thủy sản của Việt Nam tại thị trường trong nước và quốc tế. Ảnh: Phạm Hiếu.

Kết quả giám sát, kiểm tra, thanh tra cho thấy hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; ý thức của người dân, doanh nghiệp về chất lượng, ATTP được nâng cao.

Bảo vệ sức khỏe giống nòi

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam nhấn mạnh, năm 2022, mức tăng trưởng 3,36% và xuất khẩu nông lâm thủy sản hơn 53 tỷ USD là kết quả nổi bật của ngành nông nghiệp. Trong đó, đóng góp của công tác đảm bảo vệ sinh ATTP cho nguồn hàng xuất khẩu sang các nước là rất lớn.

Năm 2022, những cơ chế chính sách liên quan đến công tác đảm bảo an toàn thực phẩm tiếp tục được hoàn thiện. Ảnh: Phạm Hiếu.

Năm 2022, những cơ chế chính sách liên quan đến công tác đảm bảo an toàn thực phẩm tiếp tục được hoàn thiện. Ảnh: Phạm Hiếu.

"Năm 2022, số lượng các sản phẩm xuất khẩu bị trả về do lạm dụng kháng sinh và hóa chất giảm so với những năm trước. Vấn đề truy xuất nguồn gốc, cấp mã số vùng trồng, đảm bảo ATTP được triển khai đồng loạt tại các địa phương. Đó là những chuyển biến nổi bật sau những chỉ đạo của Bộ NN-PTNT trong nhiều năm, đặc biệt là những năm đầu của nhiệm kỳ 2021-2025", Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhận định.

Đồng thời, theo lãnh đạo Bộ NN-PTNT, năm 2022, những cơ chế chính sách liên quan đến công tác đảm bảo ATTP tiếp tục được hoàn thiện. Đặc biệt, Ban Bí thư đã ra Chỉ thị số 17-CT/TW về tăng cường bảo đảm an ninh, ATTP trong tình hình mới.

“Chúng ta cần tiếp thu Chỉ thị 17 với một tinh thần mới. Chúng ta đã tập trung chỉ đạo công tác đảm bảo ATTP, thời gian tới cần tập trung vào an ninh ATTP. Vấn đề đặt ra là phải bảo vệ sức khỏe cho giống nòi”, Thứ trưởng đặc biệt nhấn mạnh.

Định hướng của Bộ NN-PTNT là tập trung xây dựng chuỗi giá trị an toàn thực phẩm tại 3 thành phố TP. Hà Nội, TP. HCM và TP. Cần Thơ, trong đó tập trung thí điểm tại các chợ đầu mối, chợ truyền thống và một số mô hình chợ an toàn thực phẩm. Ảnh: Phạm Hiếu.

Định hướng của Bộ NN-PTNT là tập trung xây dựng chuỗi giá trị an toàn thực phẩm tại 3 thành phố TP. Hà Nội, TP. HCM và TP. Cần Thơ, trong đó tập trung thí điểm tại các chợ đầu mối, chợ truyền thống và một số mô hình chợ an toàn thực phẩm. Ảnh: Phạm Hiếu.

Bên cạnh đó, Bộ NN-PTNT cũng đã có Đề án Đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản giai đoạn 2021-2030. Trong năm 2022, Bộ đã kí kết liên tịch với các tỉnh thành lớn triển khai các chuỗi giá trị ATTP.

Theo đó, định hướng của Bộ NN-PTNT là tập trung xây dựng chuỗi giá trị ATTP tại 3 thành phố lớn, có số lượng hàng hóa tập trung nhiều là TP. Hà Nội, TP. HCM và TP. Cần Thơ, trong đó tập trung thí điểm tại các chợ đầu mối, chợ truyền thống và một số mô hình chợ ATTP.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho rằng, năm 2022 đã có nhiều kết quả nổi bật trong công tác đảm bảo ATTP tại cả thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu, trên cơ sở đó, cần có những định hướng tập trung cho năm 2023.

Trong bối cảnh dịp tết Nguyên đán sắp tới, Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo, thành lập các đoàn kiểm tra công tác đảm bảo vệ sinh ATTP tại các thành phố lớn. Ảnh: Phạm Hiếu.

Trong bối cảnh dịp tết Nguyên đán sắp tới, Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo, thành lập các đoàn kiểm tra công tác đảm bảo vệ sinh ATTP tại các thành phố lớn. Ảnh: Phạm Hiếu.

Đồng thời, cần tổ chức triển khai đầy đủ, đồng bộ các nhiệm vụ và giải pháp theo Chỉ thị 17-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường bảo đảm an ninh, ATTP trong tình hình mới; các Chỉ thị, Kế hoạch hành động, Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, Đề án đảm bảo ATTP, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản giai đoạn 2021-2030.

"Trong bối cảnh dịp tết Nguyên đán sắp tới, Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo, thành lập các đoàn kiểm tra công tác đảm bảo vệ sinh ATTP tại các thành phố lớn. Qua kiểm tra cho thấy kết quả tốt, nguồn hàng hóa đều đảm bảo cung ứng đầy đủ cho dịp tết Nguyên đán. Tại các siêu thị, trên 90% nguồn hàng đảm bảo vệ sinh ATTP. Vấn đề cần quan tâm thời điểm này là phải đảm bảo vệ sinh ATTP cung ứng cho dịp tết tại hệ thống các chợ truyền thống, chợ đầu mối”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam lưu ý.

Xem thêm
Bình Phước sẽ là cực tăng trưởng vùng Đông Nam bộ

Đó là kỳ vọng của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hậu Giang hưởng lợi lớn từ thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé

Hậu Giang Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé phục vụ hơn 384.120ha sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL, trong đó Hậu Giang là địa phương hưởng lợi lớn thứ hai với diện tích 48.500ha.

Trà Vinh sẽ vận hành 5 dự án năng lượng tái tạo vào năm 2030

Quy hoạch giai đoạn 2026 - 2030, các dự án sẽ được vận hành gồm điện mặt trời áp mái, điện rác, điện sinh khối, hướng đến giảm phát thải ròng bằng 0.