| Hotline: 0983.970.780

Cái ăn ở bãi rác Nam Sơn

Thứ Hai 19/11/2007 , 10:15 (GMT+7)

Bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn) lớn nhất Hà Nội được canh giữ cẩn mật hơn thường lệ kể từ ngày có người nhặt rác gốc Thái Nguyên bị nhiễm tiêu chảy cấp. Chính quyền địa phương tỏ ra sốt sắng, vôi bột vẩy trắng loá bên đường, người ra vào bãi rác còn phải phải trình báo giấy, tất nhiên, trừ dân nhặc rác.

Khi cán bộ xã đóng bỉm

Gia đình đầu tiên mà chúng tôi ghé thăm là chị Hoàng Thị Phượng, xóm Hoà Bình xã Hồng Kỳ. Gia đình này nằm ngay sát bên bãi rác, nhà chị rác cũng rải từ ngoài ngõ vào trong sân. Thấy chúng tôi chị có vẻ e ngại, nhưng khi biết chúng tôi chỉ làm công tác vệ sinh môi trường thì có vẻ như chị nói hồ hởi hơn “Bọn mình chỉ làm nghề bới rác thôi chứ cũng không có gi to tát đâu, cũng nghe phong phanh đài báo nói là có dịch tả ở “trên” Hà Nội ý, nhưng ở đây thì chửa có”.

Thế chị không nghe ti vi họ nói có người bị lây bệnh tiêu chảy cấp cũng bới rác ở đây à?- Chúng tôi hỏi

“Thật thế? Nghe sợ nhỉ, nhưng chắc nơi khác chứ không phải chỗ tôi ở chứ? Mà bệnh đó có chết người không nhỉ?” - chị Phượng tuôn ra loạt câu hỏi.

Đoạn tiếp: “Chắc không phải tại mắm tôm đấy chứ? Mấy hôm trước, làng này có hai đám cỗ lớn, không ăn mắm tôm đâu, thế mà mỗi đám có hơn trăm người đều đi “ị”. Phó chủ tịch xã TTH cũng phải “đóng bỉm”đấy! Đưa lên trạm y tế xã và bệnh viện huyện tuốt! Bây giờ cũng không biết bệnh gì. Hay là dịch tả”.

Đưa ngón tay đen ngòm lên, chị Phượng chỉ ra cánh đồng trước nhà, nói: “Đồng ruộng chúng tôi kia kìa, lúa không lên nổi, cơm không có ăn lấy đâu ra để ăn sạch. Đi bới rác tận 4-5 giờ sáng, lại đem rác ra suối rửa cho sạch sau đó đem phơi cho khô để bán. Về đến nhà đã lả người, đói là xông vào ăn luôn. Chẳng nghĩ được tay sạch hay bẩn đâu, cốt no đã!”.

Chị Phượng cho biết, cánh đàn ông trong xóm chẳng kiêng khem gì, cứ ngồi xuống lại bô bô: “Bị tả, chỉ “làm” 2 lít rượu là hết… “ra nước ngoà” ngay”.

Giai thoại món gà “bốc mả”

Chúng tôi đến bãi rác Nam Sơn bằng xe của “nhà rác”. Vũ Hoàng Anh, lái xe của Xí ngiệp Môi trường đô thị số 2, cho hay: “Dạo này ban quản lí cấm dân vào bới rác ban ngày. Trước đây, cứ nhìn thấy họ chúng tôi lại rợn hết người, xe chở rác chưa kịp dừng, họ ùa vào trong xe đào bới. Thấy họ ăn trên đống rác còn kinh hơn”.

Lái xe Vũ Hoàng Anh trợn mắt, lắc đầu như để “tua” nhanh hình ảnh “mấy tay nhặt rác ngoại tỉnh, buổi trưa đói quá, bới được con gà chết nặng mùi, ruồi nhặng bâu đầy, vẫn lấy ống bơ múc nước ngay khu đổ rác thải, đốt lốp xe máy luộc gà, rồi đánh chén ngon lành. Đấy, “con” tả cũng thua chứ gì người!”.

Món gà luộc “bốc mả” đã trở thành giai thoại ở bãi rác Nam Sơn, hỏi ai cũng như thể tận mắt chứng kiến. Cánh lái xe rác vẫn dặn dò người trong nhà, nếu có lên Sóc Sơn ăn thịt chó thì phải cẩn thận, lơ mơ ăn phải thị chó chết thối, móc lên đống rác thối.

Từ ngày phát hiện người nhặc rác mắc tiêu chảy cấp, hai bên đường vào bãi rác Nam Sơn được rắc vôi bột trắng xoá. Nhưng những gia đình “sống chung với rác” cho hay, vôi bột chỉ rắc ở đường lớn, cho phải phép, chứ nhà dân thì không.

Quanh bãi rác Nam Sơn có hơn 400 hộ, đa phần có liên quan hoặc sống nhờ nghề bới rác. Mưu sinh từ đống phế thải đủ loại, nên đối với họ, tiêu chảy hay thậm chí bệnh tả chưa đánh sợ bằng lệnh đóng cửa bãi rác. Một bảo vệ bãi rác cho biết, “có dạo, trên ép xuống phải ngăn dân vào nhặc rác, họ phẫn nộ, kéo đến vây kín chúng tôi, ném đá vỡ kính xe ô tô. Giờ chỉ hạn chế vào ban ngày, còn đêm khuya, không thể ngăn họ vào. Đó là cuộc sống của họ mà”. Đêm nào cũng vậy, cứ đến 2 giờ là bãi rác Nam Sơn đông như hội. Họ lao vào đống rác mới, bằng mọi cách để nhặt nhiều đồ phế thải nhất.

Chúng tôi ghé một hộ gia đình gần bãi đổ rác thải, ở xã Bắc Sơn, thấy mấy đứa trẻ con hồn nhiên nô đùa ngay đống rác to đùng mà bố mẹ chúng mới bới về lúc sáng sớm, còn chưa kịp rửa. Hỏi có lo cho con bị lây tiêu chảy cấp, bà mẹ hồn nhiên: “Cũng lo đấy, mấy đứa đi học có xin tiền quà, mình không chơ, sợ ăn bậy ăn bạ lại dính “con tả” thì khổ”. Nói thế, nhưng trên bàn tay cáu bẩn của bà mẹ đang cầm miếng bánh, nhét vội vào mồm thằng bé non 2 tuổi, đang khóc đòi ăn.

Xem thêm
Đề nghị kỷ luật nguyên Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Phạm Văn Vọng

Ông Phạm Văn Vọng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống...

Quản lý, vận hành hồ chứa thủy lợi chồng chất khó khăn

Theo ông Lương Văn Anh, hồ chứa thủy lợi có vai trò quan trọng cấp nước sản xuất nông nghiệp, khai thác đa mục tiêu... Tuy nhiên, việc vận hành vẫn gặp nhiều khó khăn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Siêu bão Man-yi đi vào Biển Đông trở thành cơn bão số 9

Cơ quan khí tượng cho biết, bão Man-yi đã vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 9. Bão đang giật cấp 15 và di chuyển rất nhanh hướng vào các tỉnh Trung Trung bộ.