| Hotline: 0983.970.780

NSND Doãn Hoàng Giang: Vâng, tôi nhà quê

Thứ Hai 08/02/2010 , 10:50 (GMT+7)

Trong con người tôi có 2 mặt, vừa nhà quê, vừa hiện đại...” - đạo diễn Doãn Hoàng Giang trò chuyện với PV NNVN.

“Trong con người tôi có 2 mặt, vừa nhà quê, vừa hiện đại. Nhiều khi tôi muốn chú trọng phục vụ cho lớp đối tượng thanh niên nhiều hơn, vì đối tượng này là lớp kế cận và có nhiệm vụ phát triển.” - đạo diễn Doãn Hoàng Giang nói. 

DÂN MÌNH YÊU NGHỆ THUẬT LẮM

Có vẻ anh Doãn Hoàng Giang dạo này đang chán với tình hình sân khấu kịch nước nhà?

Ai bảo với anh là tôi chán. Có chăng dạo này, tôi đang chuẩn bị phá…rối. Là rối nước ấy, nói cho rõ kẻo độc giả hiểu nhầm. Có một số đơn vị đã mời tôi rồi.

Nhiều độc giả nhìn thấy anh xuất hiện trên báo, thấy anh gắn bó với nhiều loại hình nghệ thuật dành cho bà con nông dân như chèo, cải lương…nhưng cảm giác nhìn anh ngoài đời, lại “thành phố” vậy?

Cái đó thì còn tuỳ cách nhìn của các cụ. Tuy nhiên, nói tôi nhà quê cũng đúng, mà tôi hiện đại cũng đúng. Hai yếu tố này gắn với con người tôi rồi, làm chèo, làm cải lương sao để cho các cụ sướng, các cháu thanh niên vào xem cũng cười hềnh hệch được. Nếu mà được thế thì ai bảo tôi nhà quê thì tôi cũng trả nhời: Vâng, tôi nhà quê.

Đi đây, đi đó nhiều nơi. Anh nhận thấy cái máu yêu nghệ thuật của người dân Việt Nam mình thế nào?

Hỏi thế này thì rộng lắm. Dân Bắc thích nghe chèo đẩy nhanh tiết tấu hơn xưa một tý, hạn chế lối hát vặt đi, giờ cho công diễn Nàng Sita mà cứ…một cô ra cầm quạt, đi vài ba vòng mới hát được vài chữ “a… í a…” thì dân thở dài liền. Còn dân Nam thì khoái khẩu những gì mùi mẫn, văn hoa hoặc hài, sân khấu cải lương dù có bi đến đâu cũng phải làm cho họ cười được thì họ mới sướng. Còn miền Trung thì tôi chưa làm nhiều nên khó đưa ra nhận xét. Dẫu sao, thì dân Việt mình vẫn còn yêu sân khấu lắm.

Cái tình yêu nghệ thuật của dân Việt mình chỉ cần chờ có dịp là cháy ngùn ngụt. Từ thời đánh giặc chống Pháp - chống Mỹ, hình ảnh anh canh gác ngồi gẩy guitar bùm bùm, còn trên trời là máy bay địch gào rú là hình ảnh đẹp và đến giờ, tôi thấy người Việt mình vẫn thế, yêu nghệ thuật, yêu cái đẹp và thích ca hát.

 Anh nhận được nhiều tình cảm của người dân xem tác phẩm của anh?

 Có chứ. Nhiều là đằng khác.

 Chạy sô từ Bắc vào Nam, ai bảo anh nhà quê cũng thật hồ đồ. Phải là “tiền đè chết người” chứ nhỉ?

 Ý anh bảo tôi nhiều sô thế, chắc phải giàu chứ gì. Nói thật, giàu thì không nhưng có lẽ, tôi thuộc loại sướng nhất Việt Nam. 

KHÔNG PHỤC VỤ… NGƯỜI GIÀ

Nhưng nhiều người cũng bảo anh là “thằng chèo gian”, cái gì cũng phá. Chèo không phải vậy?

Người ta nói tôi nhảy lên bàn thờ ông cha vứt cái nọ quăng cái kia là lầm lẫn. Tôi tôn trọng di vật ông cha để lại như bước vào một viện bảo tàng. Những chiếc cọc nhọn khi xưa vua Ngô Quyền sử dụng để đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng là bằng chứng của một thời oanh liệt. Chúng ta cứ trải lụa đỏ, bày nó trong tủ kính cho thật trang trọng nhưng không dùng nó nữa. Thời thế bây giờ đã khác, kẻ thù cũng đã khác.

Nhưng bảo anh phá nhiều hơn làm, anh có tức không?

Tức thì cũng để làm gì. Tôi đã nói rồi, trong con người tôi có 2 mặt, vừa nhà quê, vừa hiện đại. Nhiều khi tôi muốn chú trọng phục vụ cho lớp đối tượng thanh niên nhiều hơn, vì đối tượng này là lớp kế cận và có nhiệm vụ phát triển.

Nói như anh, sau này tôi già rồi. Tôi không phải là đối tượng khán giả nữa à?

Tôi toàn nói vui với dân phóng viên các anh rằng: Cụ đã từng là một cô gái đẹp nhưng giờ thì đã trở thành một bà già móm mém. Con kính trọng cụ nhưng con không yêu cụ. Con có thể lạy cụ nhưng con không lấy cụ. Con phải yêu một cô gái trẻ, đẹp, đầy sức sống để cùng con sinh con đẻ cái, để tạo thành một thế hệ mới. Tôi nghĩ không một nền nghệ thuật nào nhằm phục vụ các ông bà già. Bởi lẽ người già không còn nhiều sức lực và thời gian để phá hoại hoặc ngược lại là cống hiến và xây dựng xã hội.

Những tác phẩm lớn của nhân loại như Hamlet, Romeo và Juliet…đều tập trung vào đối tượng thanh niên. Nghệ thuật chân chính bao hàm tính định hướng và giáo dục cho giới trẻ. Đó là lý do khiến tôi muốn kéo thanh niên quay lại với chèo, yêu chèo, tiết tấu của chèo cổ lỗ, cứ i a í a, mà tôi giễu nhại là vừa diễn vừa nghĩ. Lối tiết tấu mà năm bảy phút không cho người xem biết một thông tin gì mới thì những khán giả trẻ chắc chắn sẽ chán ngay.

Cha ông để lại cho chúng ta một nền nghệ thuật cũng giống như để lại một mẫu ruộng, con cháu có hiếu là phải "cày sâu, cuốc bẫm" cho mẫu ruộng đó thành sự sống mới, sản xuất tăng gia cho đời.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm