| Hotline: 0983.970.780

"Nữ hoàng cua đinh"

Thứ Sáu 08/10/2010 , 10:09 (GMT+7)

Bà Trịnh Thị Nguyệt đang sở hữu một trang trại rộng gần 5.000m2, với trên 50 cái ao-hồ xi măng kiên cố được phân chia thành từng dãy trải dài để nuôi ba ba và cua đinh các loại.

Lầy lội trong mùa mưa, tôi tìm về huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, được nhiều người dân giới thiệu về trang trại Lâm Nguyệt nuôi cua đinh thành công. Người chủ làm ăn táo bạo này là bà Trịnh Thị Nguyệt.

Bà đang sở hữu một trang trại rộng gần 5.000m2, với trên 50 cái ao-hồ xi măng kiên cố được phân chia thành từng dãy trải dài để nuôi ba ba và cua đinh các loại; cùng với nhiều bãi cát để các loài lưỡng cư này sinh sản và hệ thống lò ấp trứng gây giống cung cấp cho những người có nhu cầu nuôi. Trung bình mỗi năm, trang trại của bà thu nhập hàng tỉ đồng, bà được mệnh danh là bà hoàng ba ba và cua đinh, miền Tây Nam bộ.

Bà tâm sự: "Trước đây, tôi có nghề nuôi trăn. Đến năm 1999 thì chuyển sang nuôi ba ba. Lúc đầu nuôi khoảng 300 con, vài năm sau tăng đàn lên cả chục ngàn con ba ba các loại. Mỗi năm cung cấp cho thị trường hàng trăm ngàn con ba ba giống… Năm 2004, giá ba ba giảm, hiệu quả kinh tế thấp, tôi mạnh dạn đầu tư nuôi cua đinh để không đụng hàng".

Bên cạnh diện tích ao hồ nuôi ba ba, bà nuôi cua đinh là vì hai loài này có tập tính gần giống nhau, dễ chăm sóc. Năm đầu, cua đinh tăng trưởng chậm, mỗi con chỉ đạt trọng lượng trên dưới 750gram. Nhưng, từ năm thứ hai trở đi, cua đinh phát triển rất nhanh. Sau hơn 3 năm nuôi, cua đinh có thể đạt trên dưới 30kg/con và chất lượng thịt thơm ngon. Giống như ba ba, thức ăn chủ yếu của cua đinh được bà Nguyệt tận dụng từ việc đánh bắt ngoài tự nhiên là: cua, ốc, cá, tép… Bà còn bổ sung thêm thức ăn viên công nghiệp có độ đạm cao cho cua đinh và ba ba. Trong quá trình nuôi, bà luôn tìm hiểu, học hỏi qua sách báo, tài liệu để biết cách chăm sóc, phòng bệnh cho cua đinh đúng cách.

Bà Nguyệt cho biết: "Cua đinh là loài động vật lưỡng cư hoang dã có sức đề kháng tốt, ít bị bệnh… Thức ăn của cua đinh rất dễ tìm, khâu chăm sóc cũng không khó, tỉ lệ hao hụt thấp, nếu chăm sóc tốt, cho ăn đầy đủ, vệ sinh ao hồ sạch sẽ cua đinh rất mau lớn và sinh sản nhiều". Để cua đinh sinh sản đạt hiệu quả cao, bà Nguyệt đã chọn một con cua đinh đực và năm con cái nhốt chung một chuồng. Sau thời gian giao phối, cua đinh cái tự bò lên bãi cát đã được thiết kế sẵn để làm ổ đẻ. Mỗi năm, cua đinh đẻ từ 3 - 4 lần, mỗi lứa đẻ từ 10 - 15 trứng. Trung bình, trứng cua đinh khi đưa vào lò ấp khoảng 3 tháng thì nở con, tỉ lệ sống từ 70 - 90%.

 Từ năm 2006 đến nay, với 2.000 con cua đinh các loại đang nuôi, bà Nguyệt đã cho sinh sản và ấp nở được cả vạn cua đinh con. Ngoài bán giống, bà cung ứng cả cua đinh bố mẹ với giá 1.500.000đ/con (từ 2-3kg/con), cua đinh thịt thương phẩm giá 500.000đ/kg loại I và 400.000đ/kg loại II…; hợp đồng bán trên dưới 50.000 trứng ba ba mỗi năm, với giá 1.500đ/trứng và ba ba giống từ 3.000-7.000đ/con, ba ba thương phẩm từ 250.000-280.000đ/kg…, mỗi năm bà Trịnh Thị Nguyệt có tổng nguồn thu hàng tỉ đồng!

Bà Nguyệt vui vẻ cho biết: "Trang trại của tôi đã được Sở NN- PTNT Hậu Giang cấp giấy chứng nhận đăng kí nuôi và mua bán động vật hoang dã. Tôi đang đầu tư vốn mở rộng quy mô trang trại nuôi lên 10.000m2, nâng đàn cua đinh hậu bị lên trên 2.000 con, cua đinh bố mẹ lên hơn 1.000 con, ba ba hậu bị lên 15.000 con và ba ba bố mẹ lên trên 10.000 con. Chủ yếu nuôi theo quy mô công nghiệp".

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Xúc động những bức tranh tuyên truyền bệnh dại của học sinh

Bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Long An chia sẻ: 'Khi nhận các bức tranh dự thi tuyên truyền bệnh dại của các em học sinh, chúng tôi rất xúc động'.

Hà Nội có 124 cơ sở được cấp mã số vùng trồng với 794 ha

Mã số vùng trồng được cho là phương pháp quản lý tận gốc chất lượng nông sản, tuy nhiên câu chuyện thực hiện và giám sát nó hiện vẫn còn nhiều khó khăn.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.