| Hotline: 0983.970.780

Nước sạch của Pả Bình

Thứ Bảy 30/07/2011 , 15:54 (GMT+7)

Mô hình làm nước sạch sinh hoạt tự chảy của anh Hồ Pả Bình, người dân tộc Vân Kiều ở km 23 đường Hồ Chí Minh, đoạn qua huyện miền núi Đakrông, tỉnh Quảng Trị, được nhiều người khen ngợi.

Mô hình làm nước sạch sinh hoạt tự chảy của anh Hồ Pả Bình, người dân tộc Vân Kiều ở km 23 đường Hồ Chí Minh, đoạn qua huyện miền núi Đakrông, tỉnh Quảng Trị, được nhiều người khen ngợi. 

Ông Hồ Văn Viên, Chủ tịch UBND xã Tà Long, cho hay muốn tuyên truyền cách làm tốt này để bà con dân tộc miền núi học theo cách làm của Pả Bình, nhất là ở những nơi chưa được Nhà nước đầu tư kịp hệ thống nước sinh hoạt.

Ông Hồ Văn Viên cho biết, dòng nước sông Đakrông bị ô nhiễm nặng bởi nạn khai thác vàng bừa bãi. Nhiều hộ gia đình ở bản Pa Hy dùng nước sông Đakrông sinh hoạt nên thường xuyên đau bụng. Có năm, cả bản bị tiêu chảy, dịch tả, trâu bò uống nước sông cũng chết. Cách đây mấy năm, thấy bà con bị bệnh đe doạ vì thiếu nguồn nước sinh hoạt, Hồ Pả Bình quyết định leo núi đi tìm nguồn nước sạch. Sau nhiều tuần khám phá cuối cùng Hồ Pả Bình phát hiện trên đỉnh núi Khe Thúc, ngay bên kia sông Đakrông, có một con suối từ trên cao nên cho dòng nước sạch ngọt ngào, chỗ ấy ngày xưa bộ đội ở Trường Sơn thường lấy nước sinh hoạt. Song làm cách nào đưa nước về cho bản làng sinh hoạt là chuyện không dễ chút nào.

Phải mất một năm sau Hồ Pả Bình mới tìm ra được cách thích hợp với địa hình ở Khe Thúc, là dẫn nước bằng đường ống. Song việc làm này cũng quá khó so với sức lực của gia đình anh. Một hôm Pả Bình mang ý định kéo dòng nước trời về sử dụng thay dòng nước đang ô nhiễm bàn với vợ, nhưng vợ anh nhất định không đồng ý. Rồi dân bản cũng xì xào rằng không thể bẻ nạng chống trời, yêu cầu Pả Bình đừng làm mà tốn tiền của. Có người còn cho Hồ Pả Bình lên rừng nên bị con ma rừng bắt lấy hồn mất rồi nên giờ mới có những việc làm lạ lùng đến vậy.

Không chịu đầu hàng, Hồ Pả Bình quả quyết, nếu trời bắt thì Pả Bình chấp nhận chết một mình chứ không thể để nhiều gia đình uống nước ô nhiễm ốm đau liên miên. Rồi Pả Bình đến từng nhà động viên bà con bình tĩnh đợi ngày dòng nước tươi mát từ đỉnh Khe Thúc dẫn về.

Nói là làm cho bằng được, hôm sau anh lặng lẽ mang “dự án” về TP. Đông Hà (Quảng Trị) tìm hiểu giá cả các vật liệu lắp đặt đường ống. Khi nghe bà chủ quán tính toán xong rồi cho biết tổng trị giá của "dự án" đến 30 triệu đồng, Pả Bình toát mồ hôi. Trở về nhà bán trâu bò được 15 triệu đồng, số tiền còn lại Pả Bình lấy sổ hưu của hai vợ chồng ra Ngân hàng huyện Đakrông xin vay 15 triệu đồng nữa với quyết tâm làm làm cho được nước sạch sinh hoạt.

Ngần ấy tiền, Hồ Pả Bình mua được gần 3.000 mét ống nhựa, xi măng, sắt thép đưa về bản trong sự ngỡ ngàng của bà con. Pả Bình huy động thanh niên trong bản lên đỉnh Khe Thúc đắp đá tạo dòng chảy theo sơ đồ. Sau đó dẫn nước về một hồ nhỏ được xây dựng bằng bê tông trong đó lót từng lớp vải để lọc nước. Ống dẫn nước được nối từ đây xuống chân núi, rồi băng qua sông Đakrông để dẫn về bể chứa đặt tại nhà.

Hiện tại, mỗi ngày hệ thống dẫn nước sạch của Pả Bình cung đủ nước cho hơn 50 gia đình dân bản sinh hoạt. Có một điều đáng tôn vinh, Pả Bình phục vụ nước miễn phí chứ không thu của bà con đồng xu nào. Món tiền nợ ngân hàng được Pả Bình nuôi trâu bò bán trả dần. Ông Hồ Văn Viên, Chủ tịch UBND xã Tà Lòng, khen: "Nhờ có nguồn nước sạch của Pả Bình mà mấy năm trở lại đây bà con ở bản Pa Hy ít đau cái bụng hơn trước. Thấy Pả Bình làm công việc ý nghĩa nên một số người sống trong những vùng chưa có nước sạch đến học hỏi làm theo. Cái bụng của Pả Bình nó tốt nên được nhiều người thương lắm".

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm