| Hotline: 0983.970.780

Nước vừa rút xuống, tình người dâng lên

Thứ Ba 13/10/2020 , 16:16 (GMT+7)

Hàng ngàn thùng mỳ gói, chai nước lọc, bánh mỳ, hàng chục tấn gạo…đã được các nhóm thiện nguyện trao tận tay bà con vùng lũ Quảng Trị ngay khi nước vừa rút.

Một cụ ông ở xã Hải Lâm chèo ghe gần 1 km ra đợi đoàn thiện nguyện ở tuyến đường liên thôn vẫn còn đang ngập nước. Ảnh: Hải Yến.

Một cụ ông ở xã Hải Lâm chèo ghe gần 1 km ra đợi đoàn thiện nguyện ở tuyến đường liên thôn vẫn còn đang ngập nước. Ảnh: Hải Yến.

Các đợt mưa lũ vừa qua, hàng  ngàn người dân ở các thôn Xuân Lâm, Thượng Nguyên, Mai Đàn, Trường Phước của xã Hải Lâm, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị bị kẹt trong cơn lũ dữ suốt nhiều ngày. Thiếu thốn lương thực, mệt mỏi, lo lắng… là tình cảnh mà người dân ở đây phải chịu đựng.

Một số nơi khi nước lũ vừa rút, nhiều đoàn thiện nguyện đã ngay lập tức có mặt tại đây để đưa hàng trăm thùng mì gói, bánh mì, chai nước lọc, nhiều tấn gạo…đến với bà con đang trong tình cảnh thiếu thốn trăm bề.

Những hình ảnh do cô giáo Nguyễn Thị Hải Yến, Trường Tiểu học và THCS Hải Lâm, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị ghi lại trên hành trình đến với người dân vùng lũ làm lay động lòng người.

Nhiều người dân Hải Lâm đã sống trong cảnh thiếu thốn nhiều ngày nên khi nghe đoàn thiện nguyện mang thực phẩm vào đã chèo ghe, lội nước tới nhận quà. Ảnh: Hải Yến.

Nhiều người dân Hải Lâm đã sống trong cảnh thiếu thốn nhiều ngày nên khi nghe đoàn thiện nguyện mang thực phẩm vào đã chèo ghe, lội nước tới nhận quà. Ảnh: Hải Yến.

Niềm vui của một người dân xã Hải Lâm khi nhận quà từ đoàn thiện nguyện. Ảnh: Hải Yến.

Niềm vui của một người dân xã Hải Lâm khi nhận quà từ đoàn thiện nguyện. Ảnh: Hải Yến.

Đang dọn dẹp nhà cửa nhưng khi nghe đoàn thiện nguyện vào, một phụ nữ ở xã Hải Lâm đã bỏ dỡ công việc để ra nhận quà. Ảnh: Hải Yến.

Đang dọn dẹp nhà cửa nhưng khi nghe đoàn thiện nguyện vào, một phụ nữ ở xã Hải Lâm đã bỏ dỡ công việc để ra nhận quà. Ảnh: Hải Yến.

Những gói thực phẩm từ đoàn thiện nguyện sẽ giúp người dân vùng lũ vượt qua thời điểm khó khăn. Ảnh: Hải Yến.

Những gói thực phẩm từ đoàn thiện nguyện sẽ giúp người dân vùng lũ vượt qua thời điểm khó khăn. Ảnh: Hải Yến.

Những người dân ở xã Hải Lâm đứng ven đường chờ đoàn thiện nguyện. Ảnh: Hải Yến.

Những người dân ở xã Hải Lâm đứng ven đường chờ đoàn thiện nguyện. Ảnh: Hải Yến.

Có nhiều đoạn nước vẫn còn ngập sâu, đoàn thiện nguyện phải dùng ghe để di chuyển. Ảnh: Hải Yến.

Có nhiều đoạn nước vẫn còn ngập sâu, đoàn thiện nguyện phải dùng ghe để di chuyển. Ảnh: Hải Yến.

Nước vẫn chưa rút hết nhưng khi nghe có đoàn thiện nguyện vào xã, một bé gái đã đứng đợi sẵn trước cổng nhà để nhận quà. Ảnh: Hải Yến.

Nước vẫn chưa rút hết nhưng khi nghe có đoàn thiện nguyện vào xã, một bé gái đã đứng đợi sẵn trước cổng nhà để nhận quà. Ảnh: Hải Yến.

Một em nhỏ nhận gói quà gồm mỳ gói và nước lọc. Ảnh: Hải Yến.

Một em nhỏ nhận gói quà gồm mỳ gói và nước lọc. Ảnh: Hải Yến.

Ánh mắt như cầu khẩn của một cụ ông ở xã Hải Lâm khi nhận nhu yếu phẩm từ đoàn thiện thiện. Ảnh: Hải Yến.

Ánh mắt như cầu khẩn của một cụ ông ở xã Hải Lâm khi nhận nhu yếu phẩm từ đoàn thiện thiện. Ảnh: Hải Yến.

Một người dân nhận nước suối, bánh mỳ từ đoàn thiện nguyện. Ảnh: Hải Yến.

Một người dân nhận nước suối, bánh mỳ từ đoàn thiện nguyện. Ảnh: Hải Yến.

Những gói mỳ tôm được trao tận tay người dân. Ảnh: Hải Yến.

Những gói mỳ tôm được trao tận tay người dân. Ảnh: Hải Yến.

Cô giáo Nguyễn Thị Hải Yến (giữa, sinh năm 1978) hiện đang giảng dạy môn tiếng Anh tại Trường Tiểu học và THCS Hải Lâm, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Ngoài làm công tác trong ngành giáo dục, cô Hải Yến còn được biết đến với nhiều hoạt động thiện nguyện có ý nghĩa ở địa phương.

Cô giáo Nguyễn Thị Hải Yến (giữa, sinh năm 1978) hiện đang giảng dạy môn tiếng Anh tại Trường Tiểu học và THCS Hải Lâm, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Ngoài làm công tác trong ngành giáo dục, cô Hải Yến còn được biết đến với nhiều hoạt động thiện nguyện có ý nghĩa ở địa phương.

Xem thêm
Cà Mau: 4 năm liên tiếp thu hơn 1 tỷ USD từ xuất khẩu tôm

Nguồn cung tiêu của Việt Nam sẽ chiếm 40% toàn cầu. Cà Mau thu hơn 1 tỷ USD từ xuất khẩu tôm. Nỗ lực giảm tỷ lệ hao hụt cá tra giống xuống còn 80 - 85%. Diện tích gieo trồng rau vụ đông của Hà Nội tăng hơn 5.000ha.

Dịch bệnh thủy sản diễn biến phức tạp, người nuôi làm gì để thích ứng?

KHÁNH HÒA ThS Võ Thị Ngọc Trâm, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III và ông Nguyễn Văn Hà, Giám đốc Điều hành Công ty TNHH Dịch vụ Sản xuất Thương mại Ngọc Thủy cùng thảo luận, chia sẻ các giải pháp thích ứng với dịch bệnh trên thủy sản diễn biến phức tạp hiện nay.

Khai thác 'mỏ vàng' từ vựa cỏ bàng Phú Mỹ

Kiên Giang Bảo tồn và phát triển bền vững nghề đan cỏ bàng Phú Mỹ nhằm tạo việc làm cho người dân và phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, phát triển du lịch sinh thái.

Nâng cao hiệu quả sản xuất từ các lớp tập huấn, đào tạo nghề

Quảng Ngãi Sau khi tham dự các lớp tập huấn, người dân đã áp dụng các kiến thức, kỹ thuật vào chăn nuôi giúp đem lại hiệu quả cao hơn so với cách sản xuất truyền thống.