| Hotline: 0983.970.780

Nuôi biển - Cộng đồng phải thay đổi để thích ứng: [Bài 8] Nuôi biển xa bờ giúp phát triển thuỷ sản bền vững

Thứ Tư 14/09/2022 , 10:48 (GMT+7)

Các tỉnh Nam Trung bộ sẽ giảm dần diện tích nuôi trồng thủy sản ao đìa, lồng bè ven bờ, mở rộng vùng nuôi biển hở, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Empty

Nuôi cá chim vây vàng quy mô công nghiệp trên vịnh Vân Phong. Ảnh: KS.

Còn nhiều tiềm năng

Tại hội nghị bàn giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển bền vững năm 2022 tại tỉnh Ninh Thuận vào tháng 5 vừa qua, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho rằng, nước ta có điều kiện tự nhiên và môi trường khá thuận lợi để phát triển nuôi biển công nghiệp, quy mô hàng hóa lớn.

Hiện nay nước ta có nhiều đối tượng nuôi phong phú có giá trị kinh tế cao như cá chim vây vàng, cá chẽm, cá song, tôm hùm… và các loài nhuyễn thể, rong biển. Đến năm 2021, diện tích nuôi biển của nước ta đạt khoảng 85.000 ha, 9 triệu m3 lồng bè, với tổng sản lượng khoảng 730.000 tấn. Tuy nhiên đây vẫn là con số còn khiêm tốn, bởi nước ta còn nhiều tiềm năng.

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, thời gian qua, Chính phủ và các địa phương đã ban hành nhiều chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển nuôi biển, từ đó bước đầu hình thành ngành nuôi biển công nghiệp.

Tuy nhiên ngành nuôi biển nước ta vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, nhất là hạ tầng thủy sản trong nhiều năm không được quan tâm đúng mức, quy hoạch và hoạt động quy hoạch chưa tốt, việc nuôi tự phát phá vỡ quy hoạch vẫn còn phổ biến.

Cùng với đó, ô nhiễm môi trường, tiêu thụ sản phẩm còn gặp khó khăn, khó phát triển một cách đồng bộ. Công tác phòng trừ dịch bệnh trên các đối tượng nuôi còn nhiều hạn chế…

Để tổ chức thực hiện thành công Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, Quyết định số 1664/QĐ- TTg ngày 4/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án phát triển nuôi  trồng thủy sản trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (gọi tắt là Đề án 2 nuôi biển).

Thống nhất hành động trong 3 trục (Chính phủ, doanh nghiệp, người dân), tranh thủ thời cơ, đồng lòng xây dựng nuôi trồng thuỷ sản trên biển thành ngành hàng mang lại giá trị cao và phát triển bền vững, Thứ Trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đề nghị các cơ quan, các địa phương, doanh nghiệp tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau: Chủ trương phát triển sẽ chuyển từ nuôi trồng, khai thác hải sản theo phương thức truyền thống sang công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao.

Empty

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến tham quan mô hình nuôi biển của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I trên vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: KS.

Cùng với đó thúc đẩy các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trên biển bền vững; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong nuôi trồng, bảo quản, chế biến sản phẩm, tạo ra sản phẩm chủ lực, có chất lượng, giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề nghị Tổng cục Thuỷ sản triển khai kế hoạch phát triển nuôi biển hiệu quả, bền vững, phù hợp điều kiện thực tế, ưu tiên phát triển nuôi biển công nghiệp. Khuyến khích đầu tư theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến trên thế giới. Nhất là triển khai các chương trình, dự án trọng điểm, để giải quyết các vấn đề cốt lõi, tạo nền tảng phát triển ngành nuôi biển hiệu quả, bền vững, thân thiện môi trường.

Các tổ chức khoa học công nghệ, Viện, Trường Đề xuất và triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và dự án chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực nuôi biển (sản xuất giống, quản lý sức khoẻ đối tượng nuôi, giám sát môi trường và phòng trị dịch bệnh trên thuỷ sản nuôi;Đề xuất các dự án đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ phục vụ nuôi biển, đặc biệt là nuôi biển công nghiệp.

Đối với các địa phương, các Sở NN-PTNT tham mưu cho Tỉnh uỷ, UBND tỉnh kế hoạch thực hiện các nội dung tại Quyết định số 1664; Tham mưu trình cơ quan thẩm quyền ban hành các chính sách đặc thù, tạo thuận lợi thu hút doanh nghiệp đầu tư, phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên biển bền vững; Tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng, tích hợp quy hoạch nuôi biển vào quy hoạch tỉnh, triển khai một cách nghiêm túc, hiệu quả. Tổ chức thực hiện đồng bộ các quy định của Luật Thủy sản năm 2017.

Đối với các cơ quan liên quan, các sở, ngành, tổ chức xây dựng các tiêu chuẩn, nghiên cứu và đưa vào thực tiễn các nhiệm vụ khoa học, ứng dụng công nghệ cao để phát triển nuôi biển công nghiệp….

Đẩy mạnh nuôi biển hở

Tại tỉnh Phú Yên để thúc đẩy phát triển nuôi biển, ông Nguyễn Tri Phương, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh này cho biết, Sở đang thực hiện xây dựng Đề án tổng thể phát triển ngành nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030.

CÂ

Các tỉnh Nam Trung bộ sẽ mở rộng diện tích nuôi biển hở. Ảnh: KS.

Từ đó đảm bảo sắp xếp, cơ cấu lại tổng thể các vùng nuôi một cách thích hợp, tận dụng tối đa tiềm năng để phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn theo hướng hiệu quả cao, bền vững, hài hòa với sự phát triển của các ngành kinh tế khác như du lịch, năng lượng.

Để cải thiện dần môi trường đầm, vịnh, vùng nuôi cũng như có thể phát triển bền vững, hài hòa giữa nuôi trồng thủy sản với các ngành kinh tế khác, UBND tỉnh đã chỉ đạo các địa phương, các ngành liên quan tập trung triển khai nhiều giải pháp cấp bách và lâu dài. Trong đó về giải pháp cấp bách đang được triển khai như rà soát, hoàn thiện các phương án chi tiết phát triển nuôi trồng thủy sản để tích hợp vào quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 làm căn cứ thực hiện.

Cùng với đó, đầu tư nâng cấp hạ tầng vùng nuôi đảm bảo điều kiện áp dụng các biện pháp thực hành nuôi tốt (VietGAP, Global-GAP...), nuôi công nghệ cao, cũng như tăng cường quản lý nuôi trồng thủy sản bằng lồng, bè trên các đầm, vịnh kín theo đúng quy hoạch; sắp xếp lại lồng bè nuôi trong các vùng quy hoạch, giải tỏa số lượng lồng, bè dôi dư không đúng quy hoạch, quy định quản lý. Đồng thời tăng cường quản lý chất lượng giống, thức ăn, dịch bệnh, môi trường...

Empty

Tỉnh Khánh Hòa sẽ kêu gọi doanh nghiệp có kinh nghiệm, tiềm lực đầu tư nuôi biển công nghiệp. Ảnh: KS.

Bổ sung, tích hợp vào quy hoạch vùng biển mở khoảng 1.000ha và diện tích trên bờ khoảng 6-10ha trên địa bàn thị xã Sông Cầu; 3-5 ha ở xã An Hải (Tuy An) để đầu tư cầu cảng và công trình phụ trợ kết nối với dự án nuôi biển công nghiệp. Cùng với đó, khuyến khích các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân nuôi trồng thủy sản đầu tư, cải tiến kỹ thuật, công nghệ nuôi, đẩy mạnh phát triển nuôi ở các vùng biển xa bờ, giảm sức tải cho các đầm, vịnh…

Còn theo ông Lê Tấn Bản, Giám đốc Sở NN-PTNT Khánh Hòa định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản trong thời gian tới của tỉnh này sẽ giảm dần diện tích nuôi ao đìa, lồng bè ven bờ. Thực hiện giao mặt nước cho dân theo Luật Thủy sản 2017, trong đó ưu tiên cho các hộ sinh sống tại địa phương mà nguồn sống chủ yếu dựa vào thu nhập từ nuôi trồng thủy sản hay chuyển đổi từ nghề khai thác ven bờ sang nuôi trồng thủy sản. Cùng với đó tuyên truyền hướng dẫn ngư dân chuyển đổi lồng bè gỗ truyền thống sang lồng HDPE chịu được sóng gió, đảm bảo an toàn và mỹ quan kết hợp với mô hình du lịch biển.

Tỉnh này cũng sẽ phát triển diện tích nuôi trồng thủy sản ở vùng biển hở. Trong đó, kêu gọi doanh nghiệp có kinh nghiệm, tiềm lực đầu tư nuôi biển công nghiệp để tăng nhanh hơn nữa sản lượng nuôi công nghiệp. Đồng thời đẩy mạnh nghiên cứu áp dụng khoa học kỹ thuật trong nuôi thủy sản thương phẩm; hình thành các Tổ liên kết nuôi trồng thủy sản tiến tới thành lập các Hợp tác xã trong nuôi trồng thủy sản, liên kết với các doanh nghiệp để đầu ra sản phẩm được ổn định.

Để đạt mục tiêu trên, ngành nông nghiệp Khánh Hòa sẽ triển khai quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản khi Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 phê duyệt. Cùng với đó đầu tư hạ tầng vùng nuôi, thực hiện thả phao tiêu, chia lô phân luồng lạch nhằm tạo mỹ quan, đảm bảo sức tải môi trường vùng nuôi.

Tổ chức sắp xếp lại số lượng lồng, bè ven bờ; nghiên cứu, đề xuất chính sách hỗ trợ ngư dân chuyển đổi nghề nghiệp đối với các hộ nuôi trồng thủy sản bị giải tỏa, di dời. Triển khai các chính sách khuyến khích ngư dân, doanh nghiệp đầu tư nuôi công nghệ cao; các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công tác quản lý, nghiên cứu và sản xuất cho nuôi biển…

Xem thêm
Cà Mau: Cua chết bất thường trên diện rộng

Tình trạng cua chết xảy ra ở nhiều địa phương khiến chất lượng và sản lượng cua thương phẩm sụt giảm, nông dân lao đao.

Hải Phòng phát hiện hơn 100 tàu cá mất kết nối VMS trong 4 tháng

Những trường hợp tàu cá bị phát hiện mất kết nối, nếu không khắc phục kịp thời, cơ quan chức năng thành phố Hải Phòng đều xử lý nghiêm.

Nghêu sạch vào nhà máy, ra siêu thị

Năm 2023, HTX thu hoạch nghêu thịt hơn 950 tấn, trong đó cung cấp nghêu sạch cho nhà máy đạt 120 tấn, tổng doanh thu gần 19 tỷ đồng.

Ruốc biển xuất hiện dày đặc, ngư dân thu tiền triệu mỗi ngày

QUẢNG NGÃI Sau vài giờ ra khơi đánh bắt, các tàu thuyền trở về với hàng tạ ruốc, mang lại thu nhập tiền triệu mỗi ngày cho ngư dân ở vùng biển Quảng Ngãi.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm