| Hotline: 0983.970.780

Nuôi dê trên đảo

Thứ Tư 24/02/2016 , 06:30 (GMT+7)

Giá thịt dê thời điểm này cao hơn mọi năm. Trước chỉ 220 nghìn đồng/kg, nay lên 250 nghìn đồng/kg mà người mua vẫn ào ào. 

Giá dê cao một phần là do thời gian gần đây, thời tiết không thuận lợi khiến sản lượng dê ở thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải (Hải Phòng) giảm.

Dê là một trong những đối tượng nuôi chính, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho nông dân huyện Cát Hải. Địa phương này hiện có khoảng 125 hộ nuôi tổng cộng trên 4.000 con dê trên diện tích hơn 1.000 ha đồi rừng, tập trung ở thị trấn Cát Bà và các xã: Trân Châu, Xuân Đám, Phù Long, Hiền Hào, Gia Luận, Việt Hải. Trung bình mỗi hộ nuôi 20 - 30 con/hộ, nhiều nhất là 50 con. Nếu nhà nào duy trì đàn 50 con thì trong 1 năm bán được 20 con, doanh thu đạt khoảng 150 triệu đồng.

Thịt dê là món ăn đặc sản của khách du lịch và người địa phương, giá luôn cao hơn ở thị trường đất liền 15 - 20%. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển du lịch và nền kinh tế nói chung, nhu cầu về dê thương phẩm ngày càng tăng. Thị trường tiêu thụ của dê Cát Bà khá rộng lớn, không chỉ ở Hải Phòng mà còn ở nhiều địa phương khác trong nước.

Dê Cát Bà là giống dê cỏ bản địa, đẻ con non khỏe, lúc sơ sinh đạt trọng lượng từ 1,7 - 1,9kg, trọng lượng trưởng thành khoảng 25 - 35kg. Người dân nuôi nhỏ lẻ từ trước những năm chiến tranh chống Pháp. Sau ngày đất nước thống nhất (1975), dê được nuôi, thả thành đàn do hợp tác xã quản lý. Sau này, khi hợp tác xã giải thể, phong trào nuôi dê phát triển mạnh tại các hộ gia đình. Vùng núi đá vôi nơi đây rất thích hợp để chăn thả giống dê này.

Người dân nuôi theo hình thức bán chăn thả. Họ làm chuồng cho dê ở trên núi, sáng thả ra cho dê tự do kiếm thức ăn trên núi đá, tối dê tự về chuồng. Chuồng chỉ cần làm đơn giản, nhưng phải giữ được khô ráo, thoáng mát về mùa hè, kín gió về mùa đông. Có một số hộ tận dụng luôn những hang hốc trên núi đá để làm chuồng cho dê trú ngụ.

Ở Cát Bà, không phải hộ nào cũng nuôi dê được vì phải có đồi rừng để thả dê. Người nuôi thường thả dê trong vùng đồi rừng được khoán của gia đình. Họ chỉ bổ sung thêm khoáng (tảng đá liếm) cho dê, còn lại nguồn thức ăn hoàn toàn trong tự nhiên. Sống ở núi đá, dê ít khi bị ve, muỗi đốt như dê nuôi ở nơi khác. Vì thế, dê Cát Bà thường sạch sẽ, đẹp mã hơn.

Dê Cát Bà được ăn nhiều loại thức ăn khác nhau trong thiên nhiên giàu có, đa dạng của đảo. Trong đó có nhiều loại lá cây dược liệu quý như nhân trần, cam thảo, đơn sương, đậu sương, ngũ da bì… Đặc biệt, giống dê này ăn cả những lá cây có độc tố mạnh như lá xoan, lá ngón, mã tiền… mà vẫn phát triển bình thường. Nguồn thức ăn quý và đa dạng, cùng với việc tìm kiếm thức ăn trên địa hình núi đá vôi khiến cho dê rất khỏe, sức đề kháng cao. Cũng vì thế mà thịt dê săn chắc, vị ngọt đậm, thơm ngon hơn so với nhiều nơi khác, trở thành đặc sản đáng kể của vùng núi đá Cát Bà.

Không chỉ làm thực phẩm, thịt dê còn là loại dược liệu quý, được người tiêu dùng mua về làm thuốc chữa nhiều các chứng bệnh như đau lưng, mỏi gối, bổ thận, tráng dương, kinh nguyệt không đều ở phụ nữ, ù tai, sinh lý yếu… Theo Đông y, hầu hết các bộ phận của dê đều có thể làm thuốc.

Các hộ nuôi dê đều đánh giá, mặc dù đầu tư ban đầu tương đối cao nhưng chăn nuôi dê không tốn kém thức ăn, dễ nuôi, chăn thả nhàn, lại dễ bán.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối nhiều ngày, ngư dân khốn đốn

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối khiến ngư dân như ngồi trên đống lửa. Nhiều chủ tàu cập cảng tại Quảng Trị rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm