| Hotline: 0983.970.780

Nuôi dế trong mùa lạnh

Thứ Sáu 25/03/2016 , 07:13 (GMT+7)

Theo ông Tỷ, nuôi dế rất nhàn, lá gì dế cũng ăn. Về mùa đông, nhiều khi hiếm rau, cỏ thì ông ra đồng hái cả bèo tây, các loại cây dại… cho dế.

Trong khi các hộ nuôi dế quanh vùng đều không thể nuôi được dế trong mùa lạnh thì riêng trại dế của ông Vũ Văn Tỷ ở thôn Linh Đông 3 (xã Tiền Phong, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng) vẫn duy trì được đàn dế, hằng ngày vẫn có dế thương phẩm bán ra thị trường.

“Chẳng nuôi gì bằng nuôi dế!”

Thời điểm này ông Tỷ bán 150 nghìn đồng/kg dế, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái (khi đó, giá từ 230 - 250 nghìn đồng/kg). Trong mấy năm nuôi dế thương phẩm, ông Tỷ bán được giá cao nhất là 300 nghìn đồng/kg, thấp nhất là 80 nghìn đồng/kg.

“Với nhà nông, chẳng có cây con gì cho thu nhập cao bằng con dế, giá thấp nhất vẫn cho lãi, vì gần như chẳng mất chi phí gì ngoài công chăm sóc. Giống thì tôi mua lần đầu rồi cho chúng đẻ, cứ thế nhân lên. Mà cũng không phải làm nặng nhọc, tôi gần đến tuổi “thất thập cổ lai hy” rồi nhưng vẫn chăm sóc được trại dế này”, ông Tỷ vui vẻ nói.

Sau mấy năm mày mò nuôi dế, ông có thể nuôi dế thương phẩm, cho dế sinh sản, nuôi dế trong mùa lạnh… hoàn toàn dựa vào những kinh nghiệm tự đúc rút được qua nhiều thất bại.

“Trại” dế của ông là một cái lán rộng chừng vài chục mét vuông, che chắn rất kỹ bằng vải bạt và nilon cho kín gió. Cửa ra vào cũng buông một mảnh nilon, người đi qua phải nhấc lên chui qua.

Ông bảo, con dế chỉ ưa nóng chứ không chịu được lạnh. Vì thế, những hộ nuôi dế quanh đây đều không giữ được dế qua mùa đông. Chỉ còn nhà ông vẫn nuôi được và cho sinh sản đều. Không chỉ che chắn kỹ, tránh gió lùa, ông thắp đèn liên tục giữ ấm cho dế. Dưới ánh đèn vàng ấm sực của những bóng đèn sợi đốt là san sát những thùng các tông cỡ khoảng 1 x 2m “nhà ở” của dế.

Mỗi “ngôi nhà” như thế gồm 2 tầng, do ông Tỷ tự chế từ các tông, xốp, mảnh gỗ vụn và khay (vỉ) đựng trứng bằng giấy. Các vỉ trứng đặt ở tầng dưới, được đục lỗ, xếp chồng lên nhau tạo nhiều “phòng” cho dế ở. Tầng trên để trải rau cỏ cho dế lên ăn. Các thùng được dán băng dính quanh mép để dế không thể bò qua ra ngoài được.

Ông Tỷ cho hay, nuôi dế trong thùng để bắt dễ mà dọn dẹp cũng dễ, lại gọn gàng. Mỗi thùng cho thu hoạch 20kg dế. Ông ví von, “một thùng bằng hơn cả tạ thóc”.

Theo ông Tỷ, phân dế rất tốt, nhà ông thường dùng bón ruộng và cho cá, cá rất thích ăn. “Ruộng rau, ruộng lúa của gia đình tôi chủ yếu là dùng phân dế, đỡ khá nhiều tiền mua đạm, lân”, ông cười vui.

Thương lái đến mua tại nhà. Loại dế bé thì họ bán lại cho những người nuôi chim, cá cảnh, chủ yếu bán ở chợ Hàng trong nội thành Hải Phòng. Loại lớn thì họ đem buôn khắp các nơi cho các nhà hàng, quán ăn… làm đặc sản.

Vừa rắc rau cho dế ăn, ông Tỷ vừa nói: “Con dế thực sự là loại thực phẩm sạch vì chúng tối kỵ với các loại rau, cây nhiễm thuốc sâu. Gia đình tôi phải trồng riêng 3 sào rau muống cho dế ăn chứ không dám mua các loại rau cải, xà lách su hào… ngoài chợ vì dế ăn vào là chết sạch!”.

Cần chăm sóc tỉ mỉ

Theo ông, nuôi dế rất nhàn, lá gì dế cũng ăn. Về mùa đông, nhiều khi hiếm rau, cỏ thì ông ra đồng hái cả bèo tây, các loại cây dại… cho dế. Nhưng ông khẳng định rằng, dế cho thịt ngon nhất khi chúng được ăn thức ăn là dây khoai và rau muống.

img-5916084748917

Ông cũng chia sẻ kinh nghiệm,rau cho dế không phải rửa, cứ thế thả vào thùng cho chúng ăn. Những thứ chúng không ăn được như mấu thân cây, đầu mẩu rễ cứng… thì cứ để nguyên trong thùng, không khí ấm trong lán cùng với thân nhiệt cao của dế sẽ làm khô những thức ăn thừa đó, góp phần giữ ấm cho dế đồng thời tạo sinh cảnh thích hợp cho chúng sống. Mỗi ngày ông thả 10 bó rau (to bằng bó lúa) cho dế, khi nào chúng ăn hết thì lại thả rau tiếp. Ngoài ra ông cho chúng ăn thêm một chút cám gạo.

Theo kinh nghiệm của ông Tỷ, nuôi dế phải hết sức tỉ mỉ, theo dõi chúng liên tục. Chỉ lơ là một chút, để kiến chui vào lán là chúng ăn hết dế, nhất là những khay trứng dế và dế con. Hoặc đơn giản như, lúc cho dế ăn mà lỡ để dây rau, dây cỏ vắt qua miệng thùng làm “cầu” cho dế bò ra ngoài thì chúng đi hết…

Vì nuôi gối, cứ bán thùng nào là lại đổ dế con vào nuôi tiếp, nên ngày nào ông Tỷ cũng có dế bán. Ông cũng cho chúng sinh sản gối nhau nên ngày nào cũng có trứng dế cung cấp cho những người mua làm giống, giá 100 - 130 nghìn đồng/khay trứng hoặc 1 nghìn đồng/con dế con. Từ khi trứng dế nở ra con cho đến khi có thể xuất bán khoảng 25 - 30 ngày.

“Ngày nào mà thương lái thấy mình có nhiều dế chờ bán thì họ ép giá ngay, còn dế đến tuổi không bán không được! Riêng nhà tôi có thể sản xuất được đến 1 tấn dế thương phẩm một tháng nhưng không dám làm nhiều, vì sợ không bán được”, ông nói.

Mùa lạnh, ông nuôi ít hơn, mỗi ngày bán khoảng 10kg dế. Mùa hè là mùa dế phát triển mạnh, trại dế của ông nuôi nhiều hơn, lúc cao điểm lên tới 80 thùng, có ngày xuất bán hàng tạ dế.

Đặc biệt, nuôi dế rất sạch. Chuồng trại gọn gàng, sạch sẽ, không hề có mùi khó chịu. Hằng ngày cũng không phải dọn chuồng, chỉ đến khi xuất bán xong một lứa mới đổ thùng ra lấy phân.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm