| Hotline: 0983.970.780

Nuôi tôm công nghệ cao-[Bài 3]-Câu chuyện khuyến nông

Thứ Năm 31/03/2022 , 11:01 (GMT+7)

Việc nông dân Cần Giờ, Nhà Bè phát triển mạnh nuôi tôm theo hướng công nghệ cao cho hiệu quả kinh tế, có vai trò lớn của Sở NN-PTNT và Trung tâm Khuyến nông TPHCM.

Với nhiệm vụ chuyển giao tiến bộ KHKT cho nông dân, Trung tâm Khuyến nông TP.HCM đã tổ chức nhiều hội thảo và đưa nông dân huyện Cần Giờ, Nhà Bè đi tham quan thực tế chia sẻ kinh nghiệm nuôi tôm CNC tại những mô hình nuôi thuỷ sản siêu thâm canh công nghệ cao ở một số tỉnh thành phía Nam.

Nông dân huyện Cần Giờ, Nhà Bè đi tham quan thực tế chia sẻ kinh nghiệm nuôi tôm CNC tại những mô hình nuôi thuỷ sản siêu thâm canh công nghệ cao. Ảnh: Minh Sáng.
Nông dân huyện Cần Giờ, Nhà Bè đi tham quan thực tế chia sẻ kinh nghiệm nuôi tôm CNC tại những mô hình nuôi thuỷ sản siêu thâm canh công nghệ cao. Ảnh: Minh Sáng.

Nông dân huyện Cần Giờ, Nhà Bè đi tham quan thực tế chia sẻ kinh nghiệm nuôi tôm CNC tại những mô hình nuôi thuỷ sản siêu thâm canh công nghệ cao. Ảnh: Minh Sáng.

Điển hình như Tập đoàn Việt Úc (với năng lực cung cấp 50 tỷ con giống tôm/năm) là đơn vị triển khai thành công tôm bố mẹ, chủ động hoàn toàn về số lượng và chất lượng của đàn bố mẹ đến sự phát triển ngành tôm Việt Nam, độc quyền về công nghệ thức ăn cho tôm sử dụng vi sinh vật biển thay thế nguồn cá, giúp tôm tăng trưởng tốt hơn từ 25% – 45%, môi trường nuôi được đảm bảo, hạn chế ô nhiễm nguồn nước…

Ông Võ Văn Vịnh, nông dân nuôi tôm tại xã Tam Thôn Hiệp, huyện Cần Giờ tâm sự: “Với các mô hình chúng tôi được tham quan học hỏi, ngoài quy trình nuôi chung thì mỗi mô hình đều có nhiều kỹ thuật riêng, từ thành công của họ giúp tôi rút ra được kinh nghiệm trong việc áp dụng tiến bộ mới vào thực tiễn mô hình nuôi tôm của gia đình mình”.

Cán bộ Khuyến nông luôn theo sát hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân trong việc quản lý quy trình nuôi tôm công nghệ cao ở huyện Cần Giờ. Ảnh: Minh Sáng.
Cán bộ Khuyến nông luôn theo sát hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân trong việc quản lý quy trình nuôi tôm công nghệ cao ở huyện Cần Giờ. Ảnh: Minh Sáng.

Cán bộ Khuyến nông luôn theo sát hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân trong việc quản lý quy trình nuôi tôm công nghệ cao ở huyện Cần Giờ. Ảnh: Minh Sáng.

Theo ông Vịnh, bản thân ông đã học được cách làm ao ương, ao nuôi phù hợp với điều kiện nuôi tôm tại Cần Giờ, sử dụng thiết kế ao tròn nhỏ gọn ít chiếm diện tích, kinh phí thấp, thời gian sử dụng lâu dài. Ngoài ra, bà con còn được tiếp cận với các trại giống lớn có uy tín, từ đó lựa chọn được nguồn giống tốt với giá cả hợp lý.

Tương tự, ông Phạm Văn Đứng, Phó Chủ nhiệm Hợp tác xã Hiệp Thành (Nhà Bè), người trực tiếp sản xuất tôm cũng chia sẻ: “Cái hay nhất ở mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn mà bà con đã học hỏi kinh nghiệm được là phù hợp với khả năng đầu tư của người nông dân, năng suất cao, lợi nhuận đạt gần 40% so với chi phí đầu tư. Sắp tới, Hợp tác xã chúng tôi sẽ động viên các xã viên áp dụng nhân rộng từ những mô hình này để nâng cao hơn nữa lợi nhuận mang lại từ nuôi tôm công nghệ cao”.

Ông Trương Tiến Triển, Phó Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ cho biết, trên địa bàn huyện đang triển khai áp dụng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng CNC hai giai đoạn mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 2 - 3 lần so với nuôi tôm thông thường. Với định hướng phát triển ngành tôm đến năm 2025, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn huyện Cần Giờ sẽ là 2.400 ha. Theo ông Triển, để thực hiện được mục tiêu trên, cần tăng cường thông tin đến người nuôi tôm về các chính sách hỗ trợ mới của thành phố khi thực hiện mô hình ứng dụng CNC, giới thiệu các công nghệ mới hiện đại trong nuôi tôm để người dân dễ lựa chọn áp dụng.

Ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm thông qua ứng dụng công nghệ, thiết bị hiện đại giúp tăng độ chính xác trong giám sát môi trường và quản lý dịch bệnh. Ảnh: Minh Sáng.
Ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm thông qua ứng dụng công nghệ, thiết bị hiện đại giúp tăng độ chính xác trong giám sát môi trường và quản lý dịch bệnh. Ảnh: Minh Sáng.

Ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm thông qua ứng dụng công nghệ, thiết bị hiện đại giúp tăng độ chính xác trong giám sát môi trường và quản lý dịch bệnh. Ảnh: Minh Sáng.

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông TP.HCM Phạm Lâm Chính Văn khẳng định: “Chúng tôi sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để giúp bà con nông dân áp dụng thực hiện mô hình từ kết quả mang lại sau những chuyến tham quan thực tế. Ngay từ năm 2018, chúng tôi đã tập trung đầu tư xây dựng mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn công nghệ cao, áp dụng cơ giới hóa trong xây dựng ao ương tôm, ương từ tôm post 12 đến khi đạt 600 – 900 con/kg sau 25 - 30 ngày thì đem ra ao nuôi, với tỷ lệ sống đạt trên 90%. Đây chính là mấu chốt đem lại thành công cho người nuôi tôm”.

 Vấn đề chuyển đổi số trong nuôi tôm thông qua ứng dụng công nghệ, thiết bị hiện đại giúp tăng độ chính xác trong giám sát môi trường và quản lý dịch bệnh hiện đang được Sở NN-PTNT và Trung tâm Khuyến nông TP.HCM triển khai hỗ trợ cho nông dân ứng dụng nhằm đạt hiệu quả tối ưu.

Ông Phạm Lâm Chính Văn cũng cho biết: Ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số hiện vẫn còn khá mới mẻ với người nông dân và đòi hỏi cần cả một quá trình. Do đó khi nghiên cứu được công nghệ mới cần phải thông tin, tuyên truyền, tổ chức hội thảo và tổ chức tham quan cho người dân thấy được những ứng dụng công nghệ hiệu quả như thế nào vào sản xuất. Đồng thời, tổ chức mô hình sản xuất cụ thể cho người dân thấy sản xuất CNC có sự khác biệt hiệu quả hơn sản xuất bình thường.

Việc ứng dụng công nghệ số là 'cuộc cách mạng' mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Ảnh: Minh Sáng.
Việc ứng dụng công nghệ số là 'cuộc cách mạng' mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Ảnh: Minh Sáng.

Việc ứng dụng công nghệ số là “cuộc cách mạng” mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Ảnh: Minh Sáng.

“Trong thời gian qua chúng tôi đã xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao cho tất cả các sản phẩm chủ lực của thành phố để chuyển giao cho người nông dân, các tổ hợp tác và HTX. Tôi cho rằng việc ứng dụng công nghệ số là “cuộc cách mạng” mang lại nhiều lợi ích thiết thực, vì vậy việc chuyển đổi ứng dụng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản là cần thiết trong thời gian tới”, ông Văn nhấn mạnh.

Theo Trung tâm Khuyến nông TP.HCM, hạn chế hiện nay là giữa người nuôi tôm và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thiết bị kỹ thuật tiên tiến vẫn chưa có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ. Nông dân rất cần các phương tiện, kỹ thuật tiên tiến để ứng dụng vào thực tế sản xuất, nhưng giá các sản phẩm này còn quá cao khiến nhiều nông dân khó đầu tư trang bị. Tại hội thảo về “Ứng dụng công nghệ cao và chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn TP.HCM” do Trung tâm Khuyến nông vừa tổ chức, nhiều hộ nuôi tôm tại huyện Cần Giờ bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thiết bị CNC nên có hình thức khuyến mãi, hỗ trợ cho thuê thiết bị với giá hợp lý…

Ông Đinh Minh Hiệp - Giám đốc Sở NN-PTNT TP.HCM: ‘Ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số trong nuôi trồng thủy sản sẽ cung cấp giải pháp mới, giúp quản lý việc nuôi trồng hiệu quả hơn từ nguồn nước, thức ăn, dịch bệnh, thuận lợi truy xuất nguồn gốc. Trong thời gian tới, để khuyến khích người dân tham gia vào ứng dụng công nghệ cao và chuyển đổi số trong nuôi tôm mạnh mẽ, TP.HCM sẽ tiếp tục triển khai nhiều chính sách hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, cũng như chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp’.

Xem thêm
100 tấn cá chết ở hồ Sông Mây: 'Nước cạn đáy, mật độ nuôi quá dày nên thiếu oxy'

ĐỒNG NAI Nguyên nhân cá chết hàng loạt ở hồ Sông Mây là do nước hồ cạn đáy, mật độ cá nuôi quá dày nên thiếu oxy và đơn vị nuôi thủy sản còn chủ quan.

Hải Phòng phát hiện hơn 100 tàu cá mất kết nối VMS trong 4 tháng

Những trường hợp tàu cá bị phát hiện mất kết nối, nếu không khắc phục kịp thời, cơ quan chức năng thành phố Hải Phòng đều xử lý nghiêm.

Nghêu sạch vào nhà máy, ra siêu thị

Năm 2023, HTX thu hoạch nghêu thịt hơn 950 tấn, trong đó cung cấp nghêu sạch cho nhà máy đạt 120 tấn, tổng doanh thu gần 19 tỷ đồng.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.