| Hotline: 0983.970.780

Nuôi tôm nước lợ miền Trung: Tiềm năng lớn, hạn chế nhiều

Thứ Hai 12/12/2022 , 06:14 (GMT+7)

Nuôi tôm nước lợ ở miền Trung vẫn còn nhiều hạn chế như chưa chủ động được nguồn giống sạch bệnh, hạ tầng thiếu đầu tư đồng bộ, ứng dụng công nghệ cao còn ít...

IMG_5845

Ông Hoàng Văn Hồng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Công Điền.

Tại TP Huế, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NN-PTNT tỉnh Thừa Thiên – Huế vừa tổ chức hội thảo “Giải pháp phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững tại một số tỉnh duyên hải miền Trung”.

Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, tính đến tháng 10/2022, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ trên địa bàn cả nước là 717.000ha, các loại tôm được nuôi là chủ yếu là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Tổng sản lượng tôm nước lợ tính đến tháng 10/2022 là 845.200 tấn, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 3,8 tỷ USD.

Đến nay, tại miền Trung đã hình thành các tỉnh trọng điểm, vùng nuôi tập trung công nghệ cao. Bên cạnh đó, các địa phương đã hình các vùng sản xuất giống tôm tập trung với 2.224 cơ sở, sản xuất trên 130 tỷ con giống/năm.

z3943498208493_49ca1be7b335b856b81a62cb109b18ab

Việc ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm ở các tỉnh miền Trung vẫn còn nhiều hạn chế. Ảnh: Công Điền.

Cùng với đó, tại các địa phương miền Trung đã có trên 500 cơ sở sản xuất, nhập khẩu thức ăn, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường, trong đó có 96 cơ sở vốn đầu tư nước ngoài.

Thời gian qua, công tác quản lý vật tư đầu vào trong nuôi trồng thủy sản; công tác quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng chống dịch bệnh luôn được chính quyền và cơ quan chức năng địa phương quan tâm đúng mức.

Tuy nhiên, theo ông Hoàng Văn Hồng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, việc phát triển nuôi tôm nước lợ theo hướng bền vững tại các tỉnh miền Trung thời gian qua vẫn còn gặp một số khó khăn như: Nguồn tôm giống bố mẹ phụ thuộc vào nhập khẩu và khai thác tự nhiên, các cơ sở trong nước mới chỉ cung cấp được một phần, chưa chủ động trong sản xuất; nhiều cơ sở chưa được kiểm tra Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản, dẫn đến nguy cơ bùng phát dịch bệnh; vẫn còn tình trạng tôm giống kém chất lượng trôi nổi trên thị trường.

z3943498888675_a71615e493da97dc027c06afff57e981

Cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi tôm tại các tỉnh miền Trung còn nhiều khó khăn, hạn chế. Ảnh: Công Điền.

Cũng theo ông Hồng, một trong những khó khăn ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững là giá thành tôm ở nước ta vẫn còn cao hơn so với các nước trong khu vực. Nguyên nhân được cho là do chi phí thức ăn nuôi tôm vẫn còn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu giá thành, hiện chiếm trên 65% giá thành nuôi tôm công nghiệp.

Ngoài ra, hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản phần lớn vẫn còn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp nên nguồn nước dễ bị ô nhiễm do quá trình sản xuất và thuốc BVTV gây ra. Công nghệ vùng nuôi tôm quảng canh chưa phù hợp, năng suất thấp và hiệu quả sản xuất chưa cao. Tỷ lệ đăng ký nuôi tôm nước lợ còn thấp, dẫn đến khó khăn trong truy xuất nguồn gốc. Công tác dự báo thị trường yếu kém, thiếu thông tin, dẫn đến nhiều thiệt thòi cho người nuôi…

Tại hội thảo, các ý kiến đều đồng thuận cho rằng, ngành nuôi trồng thủy sản có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phá triển kinh tế - xã hội của nước ta, đặc biệt là các tỉnh duyên hải miền Trung, nơi có nhiều tiềm năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là nghề nuôi tôm nước lợ.

z3943497746223_af98d7a2a2a795f263872f12cd4c8ba2

Để phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân miền Trung, cần có nhiều giải pháp đồng bộ về quản lý, công nghệ, đầu tư hạ tầng kỹ thuật. Ảnh: Công Điền.

Tuy nhiên, những năm gần đây, nghề nuôi tôm nước lợ ở các tỉnh duyên hải miền Trung đang đối mặt với nhiều thách thức do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, có nhiều cơn bão và áp thấp nhiệt đới; tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp; môi trường diễn biến bất lợi do việc xả thải trực tiếp từ các ao nuôi siêu thâm canh; kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển chưa đáp ứng được, nhất là điện; nguồn vốn để đầu tư trong dân hạn chế; con giống, vật tư chưa cải thiện về chất lượng...

Để phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân miền Trung cần phải có nhiều giải pháp đồng bộ về quản lý, công nghệ, đầu tư hạ tầng kỹ thuật và nâng cao nhận thức trong việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người nuôi.

Xem thêm
Hiện đại hóa ngành thủy sản góp phần chống khai thác IUU

THANH HÓA Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật giúp nâng cao hiệu quả khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu cá, góp phần tăng sản lượng, giảm tổn thất.

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Lượng phát thải trên mỗi kg tôm ở những cơ sở chế biến quy mô nhỏ sẽ nhiều hơn so với những cơ sở quy mô lớn.

Hợp tác xã làm 'bà đỡ' cho ngư dân

QUẢNG BÌNH Qua 6 năm hoạt động, Hợp tác xã Vương Đoàn đã trở thành 'bà đỡ' cho hàng trăm tàu cá của bà con ngư dân.