| Hotline: 0983.970.780

Nuôi tôm, trồng lúa đạt chứng nhận VietGAP

Thứ Ba 15/12/2020 , 06:22 (GMT+7)

Kiên Giang là tỉnh có diện tích luân canh tôm - lúa khá lớn, thuận lợi phát triển mô hình nuôi tôm - trồng lúa đạt chứng nhận VietGAP.

Nuôi trồng thủy sản của tỉnh Kiên Giang tập trung ở 3 vùng chủ yếu, gồm: Vùng Tứ giác Long Xuyên, tập trung phát triển loại hình nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp. Vùng U Minh Thượng phát triển nuôi tôm - lúa luân canh. Vùng biển đảo Phú Quốc, Kiên Hải và các xã đảo thuộc huyện Kiên Lương và TP Hà Tiên phát triển nuôi cá lồng bè và các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ.

Kiên Giang là tỉnh có diện tích luân canh tôm - lúa khá lớn, thuận lợi phát triển mô hình nuôi tôm - trồng lúa đạt chứng nhận VietGAP. Ảnh: Trung Chánh.

Kiên Giang là tỉnh có diện tích luân canh tôm - lúa khá lớn, thuận lợi phát triển mô hình nuôi tôm - trồng lúa đạt chứng nhận VietGAP. Ảnh: Trung Chánh.

Kiên Giang là tỉnh có diện tích nuôi tôm - lúa khá lớn, theo báo cáo của Sở NN-PTNT tỉnh này, năm 2020 diện tích thả nuôi tôm toàn tỉnh đặt trên 134 ngàn ha. Trong đó nuôi tôm - lúa là hơn 102 ngàn ha, chủ yếu tập trung ở các huyện vùng U Minh Thượng, gồm: An Biên, An Minh, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận và một phần của huyện Gò Quao. Vùng này có nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên đối với nghề nuôi tôm, đặc biệt là nuôi tôm nước lợ luân canh với trồng lúa.

TS Đỗ Minh Nhựt, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, tỉnh xác định nuôi tôm - lúa là loại hình đặc trưng và quan trọng trong cơ cấu nuôi tôm của tỉnh. Theo định hướng phát triển chung trong thời gian tới mô hình này sẽ tập trung đầu tư hạ tầng kỹ thuật và công nghệ để cải thiện năng suất và giá trị sản phẩm tôm nuôi, áp dụng các tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ vào sản xuất. Trong những năm qua, (2017-2019) đã có hàng trăm ha diện tích sản xuất tôm - lúa áp dụng và được cấp chứng nhận VietGAP và hữu cơ.

Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang đã hỗ trợ kỹ thuật và thực hiện nhiều mô hình nuôi tôm - lúa đạt chứng nhận VietGAP, GlobalGAP và hữu cơ. Ảnh: Trung Chánh.

Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang đã hỗ trợ kỹ thuật và thực hiện nhiều mô hình nuôi tôm - lúa đạt chứng nhận VietGAP, GlobalGAP và hữu cơ. Ảnh: Trung Chánh.

Với mục đích thúc đẩy chứng nhận ngành hàng nông sản áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt trong nông nghiệp và thủy sản, trong năm 2019, Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang đã hỗ trợ kỹ thuật và thực hiện 9 sản phẩm/26 cơ sở đạt chứng nhận VietGAP, GlobalGAP và hữu cơ. Trong đó, riêng lĩnh vực thủy sản với sản phẩm tôm nuôi VietGAP được chứng nhận với diện tích thả nuôi gần 2.020 ha, tại TP Hà Tiên, huyện An Minh, An Biên, U Minh Thượng và Vĩnh Thuận.

Tổ hợp tác nuôi tôm - lúa ấp Thái Hòa, xã Nam Thái, huyện An Biên, thực hiện mô hình nuôi luân canh tôm – lúa (1 vụ tôm, 1 vụ lúa) theo VietGAP từ năm 2016, đến năm 2017 được cơ quan chức năng cấp chứng nhận.

Ông Nguyễn Văn Ngọc, tổ viên tổ hợp tác cho biết, để thực hiện mô hình VietGAP, nông dân phải có diện tích từ 2ha trở lên, vì phải thiết kế lại vuông nuôi thành các khu ao lắng, ao vèo, ao nuôi… Môi trường phải được xử lý kỹ (xới mặt ruộng, xả bỏ nước…), rải vôi bột cả trên bờ và mặt ruộng (khoảng 500 kg/ha), diệt khuẩn bằng Iodine… Khi thấy nước đạt chất lượng mới cấp vào ao vèo và ao nuôi. Tôm giống nhập về được ương trong ao vèo 1 tháng, sau đó dùng lú dày đặt để sang ra nuôi diện rộng. Trong quá trình nuôi, bổ sung thức ăn cho tôm theo quy trình, đảm bảo tôm phát triển tốt.

Nuôi luân canh tôm - lúa đạt chứng nhận VietGAP, sản phẩm dễ tiêu thụ, tăng giá trị và tăng thu nhập cho nông dân. Ảnh: Trung Chánh.

Nuôi luân canh tôm - lúa đạt chứng nhận VietGAP, sản phẩm dễ tiêu thụ, tăng giá trị và tăng thu nhập cho nông dân. Ảnh: Trung Chánh.

Tương tự, HTX nông nghiệp Thuận Phát (ấp Mười Huỳnh, xã Đông Hưng, An Minh), với 24 hộ xã viên, diện tích canh tác 82 ha, sản xuất theo mô hình luân canh tôm, cua – lúa. Được Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang hỗ trợ, HTX phát triển sản xuất nông sản đạt tiêu chuẩn VietGAP.

Ông Lê Thế Sua, Giám đốc HTX Thuận Phát cho biết, nhờ được tập huấn kỹ thuật, cung cấp vật tư, con giống chất lượng, xử lý môi trường nuôi bằng sản phẩm sinh học, đã tạo ra môi trường tốt cho tôm, cua phát triển. Kết quả, đến nay nông dân đã thu hoạch tôm với năng suất trung bình đạt 300 kg/ha, giá bán 150 ngàn/kg, tổng thu của 82 ha gần 3,7 tỷ đồng.

    Tags:
Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm