| Hotline: 0983.970.780

Nuôi trâu làm giàu

Thứ Sáu 10/04/2020 , 13:10 (GMT+7)

Từ khi nhu cầu tiêu thụ thịt trâu làm thực phẩm của thị trường tăng lên, nhiều hộ dân bắt đầu nhân rộng đàn trâu để phát triển kinh tế.

Đàn trâu của chị Lê Thị Châu được chăn thả ven sông Lam.

Đàn trâu của chị Lê Thị Châu được chăn thả ven sông Lam.

Hiện không ít hộ gia đình đã thoát nghèo, thậm chí làm giàu nhờ nuôi trâu. Điển hình như hộ chị Lê Thị Châu (khối Đông Lâm, phường Hưng Dũng, Vinh, Nghệ An). 

Nhận thấy điều kiện tự nhiên thuận lợi, sau khi xây dựng chuồng trại xong, năm 2006 chị Châu vay mượn anh em, họ hàng mua 2 con trâu cái giống và 1 con trâu đực giống. Từ 3 con trâu ban đầu, sau hơn 10 năm, tổng đàn trâu được 27 con. Trong đó 11 con trâu sinh sản, 7 con nghé từ 12 - 24 tháng tuổi, 10 con nghé được 5 - 6 tháng tuổi.

Chị Châu cho biết, chị thường xuyên học hỏi kinh nghiệm từ những người nuôi trâu thành công, trên báo đài đặc biệt là thường xuyên lên mạng internet cập nhật thông tin mới nhất để áp dụng trong quá trình nuôi trâu.

Chị Châu chia sẻ: Sau hơn một năm nuôi, đàn trâu bắt đầu sinh sản. Sau khi sinh hai tháng, trâu mẹ tiếp tục mang thai, nghé nuôi từ 8 - 12 tháng tùy thuộc vào nhu cầu của thị trường và người mua là xuất chuồng, bình quân mỗi con nghé nuôi được 8-12 tháng thì bán được 10 -12 triệu đồng/con, nuôi được 24 tháng bán được trên 20 triệu đồng.

Một năm, gia đình xuất bán chục con nghé, trừ chi phí còn lãi gần 200 triệu đồng. Hiện đàn trâu của gia đình có giá trị từ 600 - 700 triệu đồng.

Chị Châu cho biết thêm, thời điểm trâu lớn nhanh là vào tháng 5 đến tháng 6, vì thời điểm này tranh thủ thời gian chuyển vụ giữa vụ lúa xuân và vụ mùa, thả trâu cả đêm ngoài đồng, để trâu ăn các mầm lúa non mà người dân thường gọi là lúa chét.

Ngoài ra khi đến vụ mùa trồng lúa thì chị chăn thả ven sông Lam. Tuy nhiên đến mùa đông, trâu thường chịu rét kém nên cần phải chăm sóc tốt, bảo đảm đủ rơm khô, giữ ấm cho đàn trâu và tùy thời tiết mà chăn thả cho phù hợp.

Trao đổi thêm về kinh nghiệm chăm sóc đàn trâu trong mùa đông, chị Châu cho biết thêm: Không nên chăn thả lẫn với các đàn trâu khác, những ngày rét phải pha nước muối ấm cho trâu uống và thả muộn, khi trời đã tan giá và đưa trâu về sớm hơn thường ngày. Như vậy vừa tạo điều kiện để trâu có thời gian vận động, thích nghi dần với thời tiết và tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có ngoài tự nhiên, dành thức ăn chuẩn bị sẵn cho các đợt rét khác.

“Nuôi trâu vốn đầu tư lớn nhưng bù lại ít rủi ro, trâu ít bị bệnh, có lãi cao hơn nhiều vật nuôi khác, tận dụng được rơm rạ và các sản phẩm phụ từ nông nghiệp… Tùy thuộc vào thời tiết chúng ta chăn thả cho hợp lý, chỉ cần 1 người vẫn chăm sóc được 20 - 30 con trâu mà vẫn còn thời gian làm việc khác", chị Châu cho biết.

Khát vọng làm giàu trên đất quê hương đã giúp Châu vượt qua nhiều khó khăn để có được thành công như ngày hôm nay. Chị không chỉ trả hết số vốn đã vay ban đầu mà từ số tiền bán trâu, nghé còn giúp gia đình có tiền để phục vụ sinh hoạt, mua sắm phương tiện, vật dụng gia đình, nuôi con ăn học…

Xem thêm
Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.