| Hotline: 0983.970.780

Nâng cao tầm vóc đàn trâu, bò

Thứ Năm 19/03/2020 , 14:20 (GMT+7)

Huyện Chiêm Hóa có tổng đàn trâu, bò lớn nhất tỉnh Tuyên Quang. Đây cũng là địa phương thành công trong việc cải tại, nâng cao tầm vóc đàn trâu, bò.

Con bê thụ tinh nhân tạo có trọng lượng từ 29-33 kg, cao hơn khoảng 10 kg so với bê bản địa. Ảnh: Đào Thanh.

Con bê thụ tinh nhân tạo có trọng lượng từ 29-33 kg, cao hơn khoảng 10 kg so với bê bản địa. Ảnh: Đào Thanh.

Năm 2018, huyện Chiêm Hóa đã áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo trên địa bàn huyện với 1.548 con trâu, bò. Trong đó có 1.279 con trâu và 269 con bò. Đã có 134 con nghé, bê được đẻ ra từ phương pháp thụ tinh nhân tạo.

Ông Nguyễn Đại Thành, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Tuyên Quang cho biết, mô hình thụ tinh nhân tạo, cải tạo tầm vóc đàn trâu, bò của huyện Chiêm Hóa được triển khai khá thành công.

Số nghé được sinh ra nhờ kỹ thuật thụ tinh nhân tạo có tầm vóc và trọng lượng sơ sinh từ 38-42kg (trọng lượng sơ sinh tự nhiên là 25-34 kg). Trọng lượng sơ sinh của 1 con bê là từ 29-33 kg (trọng lượng sơ sinh tự nhiên là 18-24 kg). 

Cuối năm 2018, gia đình ông Ma Văn Xuyến, thôn Làng Bình, xã Xuân Quang thực hiện thụ tinh nhân tạo cho con bò cái của nhà.

Con bò mẹ là giống bò bản địa được ông mua 17 triệu, được thụ tinh nhân tạo với giống bò của Viện Chăn nuôi. Sau một thời gian chăm sóc, con bê được đẻ ra trọng lượng 30 kg, trong khi bò bản địa chỉ đạt 18 đến 20 kg.

 Ông Xuyến cho biết, con bê sinh ra được ông cho ăn cỏ voi, cây ngô và tinh bột như trâu, bò thông thường. Nó cũng thích ứng khá tốt với đặc điểm khí hậu của địa phương. Nếu cứ tốc độ sinh trưởng như hiện nay, chỉ khoảng 4- 5 tháng con bê con sẽ xuất chuồng, ông thu về khoảng 40 triệu đồng.

Tham gia chương trình cải tạo đàn bò, ông Xuyến còn được cán bộ khuyến nông huyện hỗ trợ tư vấn kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc đảm bảo sức khỏe. Thời gian tới, gia đình sẽ không bán con bê con mà tiếp tục nhân rộng tổng đàn.

Giống như gia đình ông Xuyến, gia đình anh Hà Công Kiên, thôn Liên Kết, xã Hòa An cũng tham gia chương trình cải tạo đàn trâu, bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Sau gần 1 năm chăm sóc, con trâu mẹ đã cho con nghé con mã đẹp, nặng 40 kg, lớn rất nhanh.

Đảm bảo nguồn giống chất lượng, nguồn tinh dùng để phối giống được ngành NN-PTNT tỉnh Tuyên Quang nhập từ Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì.

Các giống trâu chủ yếu là giống trâu ta có khối lượng từ 650-780kg (trâu ngố) và trâu nhập ngoại từ Ấn Độ (trâu Mura) có khối lượng từ 700-794kg. Các giống bò chủ yếu là bò Brahman, BBB, Senepol, Angus. Nhưng chủ yếu là Brahman và Senepol.

Thụ tinh nhân tạo giúp nâng cao tầm vóc đàn trâu, bò ở huyện Chiêm Hóa. Ảnh: Đào Thanh.

Thụ tinh nhân tạo giúp nâng cao tầm vóc đàn trâu, bò ở huyện Chiêm Hóa. Ảnh: Đào Thanh.

Hiện nay, huyện Chiêm Hóa có 28.948 con trâu và 2.612 con bò. Sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng cả năm 2019 đạt 962,8 tấn, tăng 1,16% so với năm 2018; sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng cả năm 2019 đạt 160,4 tấn, tăng 1,42% so với năm 2018.

Anh Lê Văn Tứ, thôn Liên Nghĩa, xã Vinh Quang là hộ nuôi trâu vỗ béo số lượng lớn nhất huyện Chiêm Hóa. Đến nay, khu chuồng chăn nuôi của gia đình anh có hơn 50 con trâu, bò. Anh Tứ cho biết, khi có trâu bò giống tốt, hiệu quả kinh tế cũng như thời gian sinh trưởng phát triển sẽ được rút ngắn.

Bởi khi có nguồn giống chất lượng, trọng lượng tăng bình quân từ 80 đến 100 kg/con đối với trâu và 60-80 kg/con đối với bò thời gian nuôi 3,5 đến 4 tháng/lứa nuôi. Như vậy, trong 1 chu kỳ chăn nuôi, gia đình anh sẽ có thu nhập bình quân từ 4 đến 5 triệu đồng/con đối với trâu; 3,0 đến 3,5 triệu đồng/con đối với bò.

Qua chương trình cải tạo đàn trâu, bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo ở Chiêm Hóa giúp khắc phục được tình trạng thiếu trâu, bò đực giống, nhất là trâu, bò giống tốt. Chương trình này cũng mở ra hướng đi mới có nhiều triển vọng cho ngành chăn nuôi đại gia súc ở Tuyên Quang, khuyến khích người dân nơi đây phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa.

Xem thêm
Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.