| Hotline: 0983.970.780

"Nuốt" đất, đẩy dân ra đường

Thứ Tư 20/10/2010 , 09:58 (GMT+7)

An Sơn là xã nghèo nhất thuộc huyện Thuận An (Bình Dương). Thời gian gần đây hàng trăm hộ dân bức xúc kêu trời vì một dự án đang được triển khai theo kiểu “tiền trảm, hậu tấu".

Người dân An Sơn bức xúc vì vườn cây bị chết đứng do nước chảy từ “núi cát” vào làm ngập vườn

An Sơn là xã nghèo nhất thuộc huyện Thuận An (Bình Dương), các hộ dân chủ yếu sống bằng nghề vườn. Thời gian gần đây hàng trăm hộ dân bức xúc kêu trời vì một dự án nằm trên địa bàn xã đang được triển khai theo kiểu “tiền trảm, hậu tấu” khiến vườn cây ăn trái cả trăm tuổi bị chết sạch, còn nông dân có nguy cơ đứng đường…

 Tìm đến địa bàn xã An Sơn theo trục đường khu du lịch Lái Thiêu giữa trưa nắng gắt, chúng tôi chứng kiến các tàu hút cát đang miệt mài bơm cát vào trong khu vực dự án kho cảng, khu dân cư và khu tái định cư An Sơn (chủ đầu tư là Cty TM XNK Thanh Lễ) trên địa bàn các ấp An Phú, Phú Hưng, An Quới, An Hòa. Đứng tại khu vực bến đò An Sơn, rất dễ nhận thấy vùng bãi cát rộng mênh mông với những “núi cát” cao hơn cả nóc nhà dân, nước chảy tràn vào các vườn cây, gây ngập úng khiến nhiều cây trái bị héo và chết trụi. Tại đây chúng tôi còn thấy có rất nhiều ngôi mộ vừa được cất bốc, di dời nằm ngổn ngang trong các khu vườn cây trái hoang tàn.

Ông Phan Văn Khuê, ở số 244A, tổ 13, ấp An Phú buồn bã tâm sự: “Có mỗi mảnh đất thổ gia tộc để lại dưỡng già, vậy mà nay đã bị lọt vào khu quy hoạch dự án. Số tiền đền bù của mấy ổng trả cho dân chúng tôi chẳng đáng là bao, chỉ tiếc nghề vườn truyền thống của gia đình tôi và bà con ở đây bị họ dồn vào cửa tử”. Ông Khuê cho hay, mảnh vườn trên 1.000m2 của ông đã bị nước cát tràn vào ngập úng, có chỗ sâu cả mét khiến chẳng cây nào còn sống nổi. Vậy nhưng đến nay khâu đền bù vẫn chưa giải quyết dứt điểm.

Tương tự, trường hợp của hộ ông Năm Gấm, số 142, tổ 13, ấp An Phú thuộc diện bị giải tỏa trắng trong “vùng tâm dự án” nhưng cũng chỉ được tính giá tiền trả bồi thường…tượng trưng. Ông Năm Gấm chạy vào nhà lục trong bọc ny-lon lấy ra mớ giấy tờ, sổ đỏ bày ra giữa nền nhà uất ức nói: “Người dân chúng tôi quá bất bình với chính sách bồi thường, giải tỏa của chủ đầu tư là Cty Thanh Lễ. Liệu có hợp lý không khi đền bù thổ cư rẻ bèo như đất nông nghiệp, lại còn buộc người dân phải mua lại nền nhà tái định cư với giá cao!”.

+ “Theo một cán bộ xã An Sơn cho hay, đến nay dự án vẫn chưa giao đất tái định cư nên chủ đầu tư phải “chữa cháy” bằng việc giải quyết cho những hộ dân trong vùng dự án đi tìm nhà trọ và chấp nhận hỗ trợ một năm tiền trọ. Tuy nhiên, dự án kéo dài đến nay vẫn chưa xong nhưng người dân không được nhận hỗ trợ thêm tiền trọ khiến bà con bức xúc và nhiều lần kéo lên UBND xã khiếu nại”

+ “Có bài báo đã trích lời của Thủ tướng Chính phủ rằng không được tùy tiện thu hồi đất của dân, vậy cớ sao người ta lại chẳng thèm hiệp thương với người dân chúng tôi. Đền bù rẻ mạt như thế thì dân chỉ đủ sắm cây gậy, cái bị tung hoành khắp nơi xin ăn thôi chứ chẳng làm được gì nữa”- ông Năm Gấm bức xúc.

Ông Trần Thành ở số 195, Khu C  ấp An Phú có 10.000 m2 bức xúc góp chuyện: “Vườn cây nhà tôi cả gần trăm tuổi từ thời ông bà để lại, mỗi năm thu cũng gần 100 triệu đồng, ấy vậy mà chỉ được áp giá bồi thường bèo như trả tiền…mớ rau: 450.000 đ/m2 và sau đó hỗ trợ thêm 75.000 đ/m2 nữa". Căn nhà cổ hàng trăm tuổi của gia đình ông chỉ được định giá bằng giá căn nhà cấp 4.Còn khu thổ mộ gia tộc được xây dựng quy mô kiên cố nằm ngay đầu ngõ, chủ đầu tư cũng chỉ đền bù mỗi cái cổng với số tiền là 650 đ (chưa đầy 1.000 đ), tính ra không đủ tiền mua một viên gạch để xây dựng lại. 

Được biết,  ông Thành đã nhiều lần làm đơn khiếu nại gửi lên các cấp chính quyền và phía Cty Thanh Lễ nhưng đến nay chẳng ai quan tâm, giải đáp thỏa đáng.Trước việc triển khai dự án quá nhiều tồn tại, bất cập của Cty TM XNK Thanh Lễ, UBND tỉnh Bình Dương đã đề nghị phải xem xét lại năng lực của Cty  này. Theo đó, nếu nhà đầu tư này không tiếp tục thực hiện được, UBND tỉnh sẽ giao cho đơn vị khác.

Tuy nhiên, điều đáng quan tâm hiện nay là trong khi dù chưa giải quyết dứt điểm, thỏa đáng việc bồi thường, nhưng hàng ngày Cty TP XNK Thanh Lễ vẫn tiến hành giải tỏa bằng cách bơm cát vào vườn cây của dân. Mất đất sản xuất, mất nguồn thu nhập ổn định, dân lấy gì để sống? Còn di dời thì di dời đi đâu khi nhà tái định cư chưa có, số tiền bồi thường nhà cửa chẳng đủ để người dân mua một căn nhà tử tế để cư ngụ (?!) 

Xem thêm
Thái Nguyên có thêm 2 Phó Giám đốc Sở

Sở Lao Động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên vừa có tân Phó Giám đốc.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Khát vọng Huổi Khon

13 năm trước, bản vùng cao này là một điểm nóng về trật tự xã hội, nhưng giờ thay da đổi thịt như một lời hứa nguyện theo Đảng, theo chính quyền của bà con.