| Hotline: 0983.970.780

Núp bóng dự án, 'cát tặc' thi nhau hoành hành!

Thứ Tư 11/04/2018 , 09:46 (GMT+7)

Với kinh phí đầu tư hàng trăm tỷ đồng, dự án nạo vét sông Lạch Trường được kỳ vọng sẽ nâng cao hệ thống giao thông đường thủy cũng như tăng cường khả năng tiêu thoát lũ. tuy nhiên...

Tuy nhiên, từ những gì mắt thấy tai nghe, thấy dự án còn quá ngổn ngang và có dấu hiệu bị lợi dụng.
 

Ì ạch tiến độ

“Dự án nạo vét sông Lạch Trường” đoạn từ cầu Tào đến cửa Lạch Sung, qua các huyện Hậu Lộc và Hoằng Hóa có tổng chiều dài 29 km với tổng mức đầu tư hơn 828 tỷ đồng do Sở GT-VT Thanh Hóa làm chủ đầu tư, Ban QLDA Giao thông II trực tiếp thực hiện.

02-57-45_4
Tại hiện trường ghi nhận nhiều phương tiện đang hoạt động

Dự án chính thức khởi công từ tháng 10/2012 và dự kiến hoàn thành vào tháng 3/2017, đến nay đã quá thời hạn trên cả năm trời nhưng công trình “khủng” vẫn chưa thể tiến hành nghiệm thu thanh lý để đưa vào sử dụng. Nguyên nhân được xác định là một số vị trí tại mái sông bờ hữu thuộc km 27+00 đến km 28+500 (mặt cắt S490 đến S503) chưa đạt chuẩn tác luồng, độ ổn định chưa cao và vẫn xảy ra hiện tượng trôi sạt mỗi lúc thủy triều lên xuống.

Trước tình cảnh ì ạch trên, Ban QLDA Giao thông II đã ban hành một loạt công văn đánh giá tình hình và nêu biện pháp khắc phục gửi đến các đơn vị liên quan, đồng thời yêu cầu phía nhà thầu khẩn trương bố trí phương tiện, thiết bị xử lý dứt điểm.

Qua tìm hiểu được biết, Cty TNHH Đầu tư xây dựng và thương mại Thành Nam là đơn vị đảm nhận thi công tuyến, thầu phụ là Cty TNHH Thương mại và xây dựng Tuấn Hương, đôi bên bắt tay triển khai từ 20/10/2017 đến 31/12/2017. Có điều hết thời hạn nói trên, tình trạng bất ổn vẫn tiếp diễn.

Sau khi kết thúc hợp đồng với Cty Tuấn Hương, nhà thầu chính lập tức bắt tay cùng đối tác tiếp theo là Cty CP Xây dựng và thương mại Việt Đức. Nhưng chẳng hiểu vì vô tình hay cố ý, giao kèo chỉ thể hiện thời gian bắt đầu (5/1/2018) chứ không ấn định thời điểm hoàn thành (?!).
 

“Bức tử” vựa ngao

Chậm tiến độ là một nhẽ, điều khiến dư luận quan ngại hơn cả là dấu hiệu “núp bóng” dự án để khai thác cát trái quy định. Việc làm này không những tác động trầm trọng đến tầng địa chất mà còn góp phần “bức tử” bãi triêu nuôi ngao của người dân xã Hải Lộc (Hậu Lộc).

Chứng kiến môi trường nuôi ngày ngày bị xâm hại không thương tiếc, tâm trạng của các hộ nuôi như ngồi trên đống lửa. Trao đổi cùng PV NNVN, bà con tâm tư, phải qua rất nhiều năm bồi đắp, kết hợp với việc đầu tư nâng cấp thường xuyên mới hình thành nên bãi triều. Kể từ khi có dự án nạo vét sông Lạch Trường, các phương tiện lợi dụng vào đó tranh thủ “vươn vòi” hút cát với mức độ phi mã, sự việc tiếp diễn liên hồi khiến cho môi trường sống của con ngao bị tác động nghiêm trọng, hiệu quả kinh tế cũng giảm sút theo như một lẽ tất yếu.

Nhiều nhân chứng khẳng định, thường ngày có hàng loạt tàu trọng tải lớn từ Nam Định, Ninh Bình, thậm chí là ngay tại Thanh Hóa kéo đến thi nhau “đục khoét” nguồn tài nguyên. Thông thường các phương tiện khai thác ở vị trí nạo vét của dự án, nhưng hễ nhận thấy không có bóng người thì ngang nhiên tiến vào bãi nuôi hút cả cát lẫn… ngao, nhiều điểm bị hút sâu hoắm tạo nên những dòng nước xoáy rất nguy hiểm.

02-57-45_2
Các hộ nuôi ngao bức xúc phản ánh

Sản phẩm sau khi có được sẽ được các đối tượng đưa đi tiêu thụ ở nhiều nơi, đau xót hơn chính bản thân những hộ nuôi ngao phải cắn răng mua lại để bù đắp cho lượng lớn tài nguyên đã bị cuỗm mất (!).

Dẫu đã nêu cao tinh thần cảnh giác nhưng việc đối phó với nạn “cát tặc” nhìn chung gặp muôn vàn thách thức, bởi lẽ khu vực nuôi cách xa bờ đến vài km, mỗi lần di chuyển ra mất ít nhất tầm 30 – 40 phút, thành thử khi tiếp cận được hiện trường thì đâu đã vào đấy, giữa mênh mông biển nước họa chăng chỉ trời biết đất biết chuyện gì đã xảy ra.

“Họ khai thác rầm rộ bất kể ngày đêm, thuận lúc nào là đưa thiết bị, máy móc đến lúc đó, với diễn biến này thì chỉ dăm ba năm nữa thôi nghề nuôi ngao nơi đây sẽ biến mất. Tình trạng khai thác trái phép rành rành trước mắt nhưng chẳng thấy đơn vị nào đứng ra xử lý, thậm chí khi chúng tôi đã bắt được tận tay nhưng đối tượng vẫn chối bay chối biến”, ông Vũ Văn Hiều, trú thôn Tân Lộc, một hộ nuôi ngao không giấu nổi bức xúc.

Khoảng 20h ngày 27/3/2018, trong lúc đang trông bãi, người dân phát hiện tàu của ông Phạm Văn Hiện (xã Quang Lộc, Hậu Lộc) thực hiện hành vi hút cát ngay tại bãi. Lúc này, phía ngoài có trên dưới 20 tàu khác vẫn đang quần thảo cả lòng sông. Thấy thế, các hộ kiên quyết giữ phương tiện, đồng thời báo cáo cho Đồn Biên phòng Đa Lộc xuống hiện trường tiến hành lập biên bản.

Trao đổi thêm, Trung tá Nguyễn Đăng Luyến, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Đa Lộc khẳng định: “Dân bảo có, chủ tàu bảo không, mỗi bên đều khăng khăng bảo lưu quan điểm, trong khi chứng cứ hiện trường không rõ ràng nên nên lúc này vẫn chưa xác định được cụ thể hành vi”.

Dù vậy nhận định của người dân không phải vô căn cứ, cần biết rằng cách đây độ 1 năm (14/4/2017) bản thân ông Phạm Văn Hiện đã bị xử phạt hành chính số tiền 5 triệu 400 ngàn đồng vì hành vi điều khiển tàu vỏ sắt hút cát trong bối cảnh không có giấy chứng nhận đăng ký, không có bằng, không kẻ, gắn số đăng ký phương tiện.

02-57-45_5
Đơn vị chức năng đang giữ tàu của ông Phạm Văn Hiện để điều tra
Thông tin từ Đồn Biên phòng Đa Lộc cho biết, trước đây ông Phạm Văn Hiện làm việc cho Cty Tuấn Hương, nay được Cty Việt Đức thuê thực hiện dự án nạo vét sông Lạch Trường. Lạ một điều, dù một mực phủ nhận hành vi khai thác trái phép nhưng tại buổi đối thoại trực tiếp với 6 hộ dân nuôi ngao diễn ra sau đó, đại diện phía nhà thầu lại chủ động “điều đình” thông qua phương án “hỗ trợ 5 triệu đồng/hộ/ tháng, ngược lại các hộ phải tự trông coi, quản lý bãi nuôi của mình”.

 

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm