| Hotline: 0983.970.780

Oán thán thủy điện

Thứ Ba 19/11/2013 , 09:48 (GMT+7)

Về những vùng hạ du tỉnh Quảng Nam như Đại Lộc, Điện Bàn, Hội An sau khi nước lũ rút, chúng tôi luôn nghe mọi điều than oán thủy điện.

Về những vùng hạ du tỉnh Quảng Nam như Đại Lộc, Điện Bàn, Hội An sau khi nước lũ rút, chúng tôi luôn nghe mọi điều than oán thủy điện. Bởi đã gây ra cơn lũ trái quy luật, cuốn đi bao tài sản và cướp đi 5 mạng sống.

“Đừng để mọi người chết như mẹ tôi”

Sau hai ngày ngâm mình trong dòng nước lũ ngụp lặn tìm kiếm thi thể mẹ là bà Phạm Thị Lan (80 tuổi, khu phố 6, thị trấn Vĩnh Điện, Điện Bàn, Quảng Nam), anh Trương Đình Minh con trai cả của bà Lan đã đuối sức. Anh đứng trên bờ với dòng nước mắt chảy dài trên má hướng đôi mắt về nơi có hàng chục người gồm: Con cháu, lực lượng dân quân xã, công an... đang bới tung những hồ rau muống, lục bình tìm kiếm thi thể bà Lan.


Lực lượng dân quân bới bèo tìm thi thể bà Phạm Thị Lan

Chưa hết bàng hoàng về cơn lũ bất thường nước chảy xiết vào nhà, rồi cuốn đi người mẹ. Anh Minh kể: Hôm đó (15/11), đúng 19 giờ nước lũ ập về tấn công vào làng mạc. Thấy lũ quá lớn, anh Minh đưa mẹ mình đang sống ở nhà riêng sang nhà mình tránh lũ tiện có người chăm sóc. Cũng vì nước quá lớn, bà Lan sợ bị trôi hết tài sản ở nhà nên lặng lẽ đi về nhà. Ai ngờ, mới đi được một đoạn, bà sẩy chân và bị dòng nước nuốt chửng.

Nơi bà Lan tử nạn cách sông Vĩnh Điện 500 m, sông Thu Bồn 1km. Hai dòng sông này ở phía thượng nguồn có hàng chục nhà máy thủy điện lớn nhỏ chặn dòng, mỗi khi có mưa lũ, trút xuống hạ du hàng m3 khối nước.

Nước lũ càng về mạnh, biết bà Lan bị nước cuốn trôi nhưng đành bất lực. Chờ cho đến sáng ngày 17/11 nước rút, chính quyền thị trấn huy động lực lượng dân quân, công an cùng con cháu bà Lan đi tìm kiếm. Những đám lục bình, hồ rau muống bị hàng chục người quần nát nhưng cũng chẳng thấy. Trên những khuôn mặt bần thần của người dân nơi đây vừa chạy lũ xong, ai cũng mệt mỏi nhưng đều ngụp trong nước để tìm kiếm.

Bao nỗ lực đến 12 giờ 50 ngày 18/11, khi nước lũ rút gần hết, một người dân đi vớt lục bình đã phát hiện thi thể bà Lan nằm gần một cống nước, cách nhà nạn nhân chừng 700m.

Như bản thân ông Minh, sống từng ấy năm ở đây nhưng ông cũng không ngờ tới sự bất thường của cơn lũ này. Một cơn lũ nước lên nhanh, chảy cuồn cuộn chẳng khác nào sóng thần. Ông Minh cho biết: “Cơn lũ này nghịch lý so với những cơn lũ khác, nếu lũ do thiên tai gây ra thì người ta dự đoán được và thông báo cho bà con, đằng này lũ ập về quá nhanh và người dân trở tay không kịp. Lũ như thế do thủy điện gây ra chứ không phải lũ do thiên nhiên”.


Ông Trương Đình Minh, con trai bà Lan nói: Đừng để mọi người chết như mẹ tôi

“Riêng cái chết của mẹ tôi rất đau lòng, tôi mong sao các đợt lũ tiếp theo thủy điện có xả lũ thì đừng gây ra bao cái chết cho người dân, cho bao gia đình khác như tôi. Mong thủy điện có cách gì đừng để mọi người chết như mẹ tôi”, ông Minh nói.

Nước mắt vùng lũ

Nước lũ đã rút, chiều ngày 18/11, chúng tôi có mặt tại nhà nạn nhân Dương Ngữ (57 tuổi, trú khối phố Ngọc Nam, phường An Phú, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam). Ông Ngữ bị nước lũ vào chiều ngày 16/11 trong khi đang thả lưới. Hôm đó trời mưa rất to, kèm theo hồ Phú Ninh xả lũ nên mực nước sông Đầm dâng lớn, trong khi đang thu lưới thì bị nước cuốn trôi.

Trước nhà ông Ngữ, bà con đến đông nghịt để thắp nén hương đưa tiễn ông và khuôn mặt ai cũng buồn rười rượi, có người không cầm được mắt. Bởi họ nhìn vào gia cảnh của ông Ngữ mà không cầm lòng được. Ông Ngữ thuộc hộ nghèo của phường, có 3 người con, 2 cô con gái đã lấy chồng xa. Còn người con trai út là anh Dương Văn Tấn đang đi bộ đội ở Đà Nẵng. Chỉ có hai vợ chồng già sinh sống ở nhà và nuôi hai đứa cháu ngoại (hai vợ chồng ông Ngữ làm nông với hơn 5 sào ruộng).

Bà Nguyễn Thị Bảy (59 tuổi, vợ nạn nhân Ngữ) trong tiếng khóc nghẹn ngào, nói: “Sáng sớm tôi dậy đi nấu cơm sáng để chờ ông đi thu lưới về ăn. Rứa mà bữa cơm ông cũng chưa ăn kịp mà đã bỏ tôi đi rồi. Ông ơi! Đừng bỏ tôi đi, tôi biết sông răng đây”.

Cũng là những nạn nhân xấu số do lũ cướp đi sinh mạng, em Lê Ngọc Triều (SN 1996, trú thôn Ô Gia Nam, xã Đại Cường, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam; học sinh lớp 12, Trường THPT Đỗ Đăng Tuyển, huyện Đại Lộc) bị lũ cuốn trôi. Vào ngày 16/11, dù nước lũ đang dâng cao, chảy xiết nhưng sợ đàn vịt của gia đình nuôi bị nước cuốn trôi. Em Triều vội vàng băng mưa, lũ đi lùa đàn vịt lên nơi cao để thả, bất ngờ bị trượt chân xuống ống cống nước xoáy ở gần nhà. Khi người dân phát hiện và vớt lên thì Triều đã tử vong.

“Gia đình em Lê Ngọc Triều thuộc hộ nghèo của xã, bố của Triều là ông Lê Ngọc Ánh bị bệnh mất vào năm 2004, để lại ba mẹ con chị Bùi Thị Thu Thủy côi cút với mấy sào ruộng nuôi hai anh em Triều khôn lớn, em gái của Triều mới học lớp 9. Nay gia đình chị Thủy lại gánh thêm nỗi đau mất Triều, không biết gia đình sẽ như thế nào”, bà Võ Thị Ánh Nguyệt, Chủ tịch UBND xã Đại Cường nói.

Theo báo cáo sơ bộ của Ban chỉ huy PCLB Quảng Nam, đến chiều ngày 18/11, mực nước trên các sông vẫn còn ở mức báo động II, các địa phương đơn vị vẫn chưa xác định chi tiết thiệt hại. Lũ đã khiến 5 người chết và gây ngập 77.742 nhà, cơ quan, trường học.

Ngoài ra, có 150ha lúa vụ Đông; rau, màu 1.045,7ha; lương thực, giống 155 tấn bị thiệt hại. Có 935 con gia súc và 23.750 gia cầm bị cuốn trôi.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm