| Hotline: 0983.970.780

Ông chủ quán phở với ký ức hào hùng về trận hải chiến Gạc Ma

Thứ Ba 14/03/2023 , 09:38 (GMT+7)

Anh Lê Minh Thoa, chủ quán phở Trường Sa là nhân chứng sống của trận hải chiến đẫm máu bảo vệ đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa)…

Ký ức hào hùng

Nhân kỷ niệm 35 năm ngày diễn ra trận hải chiến Gạc Ma - Trường Sa (14/3/1988 - 14/3/2023), chiều 13/3, ông Hồ Quốc Dũng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định, đã đến quán phở nhỏ mang cái tên khá độc đáo là “quán phở Trường Sa” nằm trên đường Tăng Bạt Hổ (thành phố Quy Nhơn, Bình Định) để thăm cựu chiến binh Lê Minh Thoa (56 tuổi), 1 trong 9 chiến sĩ hải quân may mắn còn sống sót trong trận hải chiến đẫm máu bảo vệ đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa).

Chuyến thăm hỏi của người đứng đầu tỉnh nhưng mang đầy tình cảm của một người dân Việt hàm ơn  chiến sĩ hải quân đã có đóng góp to lớn đối với sự nghiệp đấu tranh bảo vệ biển đảo của Tổ quốc. Đây cũng là dịp để anh Thoa lục lọi ký ức, nhớ lại diễn biến của của trận hải chiến đẫm máu mà anh là người trong cuộc.

Bí thư Tỉnh ủy Hồ Quốc Dũng (bìa trái) thăm hỏi đời sống, sức khỏe của cựu chiến binh Lê Minh Thoa. Ảnh: V.Đ.T.

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng (bên trái) thăm hỏi đời sống, sức khỏe của cựu chiến binh Lê Minh Thoa. Ảnh: V.Đ.T.

Sinh ra trên vùng đất bán sơn địa thuộc thôn Đại Chí, xã Tây An (huyện Tây Sơn, Bình Định), thế nhưng gia đình anh có truyền thống với Binh chủng Hải quân nên khi gia nhập quân đội, anh đầu quân làm lính biển. Tháng 2/1985, Thoa nhập ngũ, được đào tạo chuyên ngành cơ điện tại Cát Lái (Thủ Đức, TP.HCM). Sau thời gian đào tạo, Thoa nhận nhiệm vụ làm thợ máy trên tàu HQ 602 thuộc Hải đội 1, Lữ đoàn vận tải 125 đóng ở Tân Cảng (TP.HCM).

Thời điểm ấy, chốt đảo Trường Sa (Khánh Hòa) có nhu cầu xây dựng cơ bản để lính giữ đảo được an cư, Lữ đoàn vận tải 125 nhận nhiệm vụ vận chuyển vật liệu xây dựng, nhu yếu phẩm ra đảo Gạc Ma. “Gạc Ma là đảo nổi, mỗi khi thủy triều lên là nước biển ngập lút đảo, không thể vận chuyển vật liệu xây dựng, lương thực lên đảo được. Vận chuyển hàng hóa phải chia thành từng chuyến, mỗi chuyến đi chúng tôi phải bám biển vài ba tháng mới về”, anh Thoa nhớ lại.

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng (bìa trái) tặng quà cho cựu chiến binh Lê Minh Thoa. Ảnh: V.Đ.T.

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng (bìa trái) tặng quà cho cựu chiến binh Lê Minh Thoa. Ảnh: V.Đ.T.

Ngày 11/3/1988, ăn cái Tết Nguyên đán Mậu Thìn chưa tròn tháng, Thoa nhận được quyết định chuyển công tác sang tàu HQ 604 thuộc Hải đội 1, Lữ đoàn 125 và nhận nhiệm vụ tăng cường vận tải cho đảo Trường Sa. Khoảng 4 - 5 giờ chiều ngày 13/3, tàu HQ 604 di chuyển đến đảo Gạc Ma. Khi ấy, tại quần đảo Trường Sa còn có tàu HQ 605 đậu ở đảo Len Đao và tàu HQ 505 đang làm nhiệm vụ trực.

“Lúc ấy, tàu HQ 604 của chúng tôi đang thả neo cho phân đội công binh Trung đoàn 83 bốc dỡ vật liệu xây dựng xuống đảo. Chỉ vài chục phút sau thì thấy một tàu hộ vệ của hải quân Trung Quốc chạy về phía Gạc Ma, liên tục phát loa nói đây là lãnh thổ của Trung Quốc, yêu cầu tàu Việt Nam rời khỏi đảo. Loa thì kệ loa, anh em chúng tôi vẫn tiếp tục triển khai nhiệm vụ, chuyển vật liệu xây dựng đặt mốc chủ quyền và cắm cờ Tổ quốc đúng 12 giờ đêm khi thủy triều xuống. Khoảng 6 giờ sang hôm sau, 3 chiếc tàu Trung Quốc đồng loạt nã pháo sang tàu HQ 604, tàu HQ 605 và tàu HQ 505 của Hải quân Việt Nam. Tàu HQ 604 bị cháy ca bin ngay quả pháo đầu tiên nên mất liên lạc. Đạn pháo bắn như rải thảm, nên chẳng mấy chốc 2 tàu HQ 604 và HQ 605 bốc cháy và bị chìm”, anh Thoa kể.

Lúc tàu HQ 604 sắp bị chìm, anh Thoa đang ở hầm máy làm nhiệm vụ chữa cháy, nhờ những lỗ chống nước nên thoát được ra ngoài dù đã bị thương. Lúc thoát được ra khỏi con tàu đang bị cháy, Thoa may mắn bấu được 2 quả bí to có cuống dài là lương thực tàu chở ra cung ứng cho lính đảo cải thiện bữa ăn, 2 quả bí trở thành phao cứu sinh. Gần 1 ngày lênh đênh trên biển, Thoa đã chứng kiến không biết bao nhiêu cái chết thảm của những người lính Hải quân Việt Nam trên muôn trùng sóng nước.

Cựu binh Gạc Ma Lê Văn Thoa mưu sinh với quán phở Trường Sa. Ảnh: V.Đ.T.

Cựu chiến binh Gạc Ma Lê Văn Thoa mưu sinh với quán phở Trường Sa. Ảnh: V.Đ.T.

Ông chủ quán phở - nhân chứng sống trận hải chiến Gạc Ma

Theo lời kể của Thoa, khi lênh đênh trên biển với 2 quả bí cứu tinh, anh khấp khởi mừng vì thấy bộ đội Hải quân Việt Nam thoát ra khỏi những chiếc tàu bị chìm sống rất nhiều. Thế nhưng bất ngờ có 3 chiếc xuồng máy, mỗi chiếc chở 3 lính Trung Quốc chạy quanh, cứ thấy bộ đội Hải quân Việt Nam ngoi lên khỏi mặt nước là xả súng bắn gục ngay trên biển.

“Mỗi khi nghe bên tai vang lên tiếng nổ của xuồng máy, tôi cầm chặt cuống 2 quả bí lặn xuống biển, nhờ đó mà không bị dính đạn như đồng đội. Tôi trôi vô định trên biển đến 5 giờ chiều hôm đó, trong lúc đang tuyệt vọng thì thấy một tàu từ hướng Philippines chạy tới. Tôi mừng rơn, ngỡ mình được cứu, không ngờ đó là tàu Trung Quốc. Tôi bị bắt, bịt mắt và đưa lên tàu. Đến khi được tháo khăn bịt mắt, tôi thấy ngoài tôi còn có 8 chiến sĩ Hải quân Việt Nam đang bị trói nằm trong khoang tàu. Ai cũng thương tích đầy người, trong đó có chiến sĩ tên Nguyễn Văn Hùng quê ở Thanh Hóa là đồng đội của tôi trên tàu HQ 604. Suốt 2 ngày 2 đêm tàu chạy về đảo Hải Nam (Trung Quốc) chúng tôi không được ăn uống gì. Sau đó chúng tôi được đưa về đảo Lôi Châu và chịu cảnh tù tội kể từ đó”, anh Thoa nhớ lại.

Anh Lê Văn Thoa sống lại ký ức hào hùng về trận hải chiến Gạc Ma. Ảnh: V.Đ.T.

Anh Lê Văn Thoa không quên ký ức hào hùng về trận hải chiến Gạc Ma. Ảnh: V.Đ.T.

Cũng theo anh Thoa, khi ấy, lính Hải quân Việt Nam nhận nhiệm vụ trên những chuyến tàu cung ứng vật liệu xây dựng ra Trường Sa toàn lính thợ, khi bị phía Trung Quốc tấn công với hỏa lực mạnh, lính xây dựng đảo trở tay không kịp nên tổn thất lớn. Đã có 64 chiến sĩ trên tàu HQ 604 vĩnh viễn nằm lại ngoài đảo Gạc Ma. Riêng 9 chiến sĩ "mất tích" trong nhà tù của Trung Quốc, quân chủng Hải quân Việt Nam ngỡ cũng đã hy sinh nên ở nhà làm lễ truy điệu, phong liệt sĩ, đến năm thứ 3 mới có thông tin 9 chiến sĩ ấy còn sống.

Sau trận hải chiến Gạc Ma đẫm máu, trong lúc anh Thoa còn bị giam bên Trung Quốc, vào ngày 3/12/1988, Hội đồng Nhà nước đã tặng thưởng cho anh Huân chương chiến công hạng Ba về thành tích xuất sắc phục vụ chiến đấu bảo vệ quần đảo Trường Sa, sau đó được Nhà nước tặng thưởng thêm Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhì và hạng Ba. Tháng 9/1991, anh Thoa cùng 8 chiến sĩ Hải quân Việt Nam được Trung Quốc trao trả.

Sau thời gian an dưỡng, anh xin ở lại và phục vụ tại trạm sửa chữa của Phòng Kỹ thuật, Lữ đoàn 125 đóng tại Tân Cảng (TP.HCM). Năm 1992, anh nhận nhiệm vụ mới là chuyên sửa chữa những chiếc tàu phục vụ cho Trường Sa bị hư hỏng. Năm 1995 lập gia đình, cuối năm 1996 anh ra quân về ở với cha mẹ tại phường Lê Lợi (TP Quy Nhơn, Bình Định). Những ngày đầu về quê, người lính hải quân từ biển lên bờ không biết làm gì để sống, đành kiếm cơm bằng nghề bơm vá xe đạp bên hông chợ Lớn Quy Nhơn. Cuối năm 2006 chợ Lớn Quy Nhơn bị “bà hỏa” thiêu rụi chỉ trong 1 đêm. Không còn ai họp chợ, thế là nghề bơm vá xe đạp của Thoa cũng “rụi” theo.

Thực khách ăn phở tại quán phở Trường Sa của anh Lê Văn Thoa. Ảnh: V.Đ.T.

Khách ăn phở tại quán phở Trường Sa của anh Lê Văn Thoa. Ảnh: V.Đ.T.

Với tinh thần của người lính, Thoa tiếp tục “chiến đấu” với cuộc sống bằng cách đi học lớp nấu ăn để kiếm kế sinh nhai. Sau đó Thoa xin vào làm phụ bếp cho một nhà hàng lớn ở thành phố Quy Nhơn suốt 3 năm. Đến khi nhà hàng chuyển chủ, anh quay về nhà mở hàng phở lấy tên Trường Sa, để quãng đời thanh xuân của anh gắn với trận hải chiến Gạc Ma đi theo anh suốt cuộc đời. “Từ hàng phở, mỗi ngày tôi kiếm được vài ba trăm ngàn. Nhờ đó những năm nay cuộc sống gia đình tôi đỡ vất vả hơn”, Thoa phấn khởi nói.

Thăm cựu binh Gạc Ma Lê Văn Thoa, ông Hồ Quốc Dũng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định ghi nhận những đóng góp to lớn của anh đối với sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc; đồng thời động viên anh tiếp tục nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, xứng đáng là tấm gương sáng để các thế hệ trẻ noi theo.

  • Khát khao khôi phục vùng cam sành Tân Lĩnh
    Phóng sự 12/12/2024 - 10:57

    YÊN BÁI Tân Lĩnh nức tiếng một thời với những mùa cam sành sai trĩu bội thu, giờ chỉ là hoài niệm, người dân nơi đây khao khát khôi phục vùng cam đặc sản này.

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

  • Trên đường và dưới cánh bay…
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:45

    Từ trên đường hay là trên cánh bay ngắm xuống, Tây Bắc hiện ra bóng dáng một miền cây trái mới, một vùng du lịch văn hóa, lịch sử gắn với sinh thái, thiên nhiên.

  • Phía ấy, biên thùy...
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:10

    Đầu tháng 9/2024, tôi được mời đến dự Triển lãm 'Non nước biên thùy'. Ngắm các tác phẩm của Đỗ Đức, tôi như được trở lại với những vùng đất đã từng qua. 

Xem thêm
Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn, Vĩnh Long có vi phạm, khuyết điểm

Đó là kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, sau Kỳ họp thứ 52, tổ chức từ ngày 9 đến 11/12, do ông Trần Cẩm Tú chủ trì tại Hà Nội

Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Ô tô kinh doanh chở trẻ mầm non, học sinh phải sơn vàng đậm

Bắt đầu từ 1/1/2025, Nghị định 151/2024/NĐ-CP bắt buộc thi hành điều này đối với xe ô tô kinh doanh vận tải, căn cứ Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.