| Hotline: 0983.970.780

Ông lão nghèo xin cơm nuôi cháu bại liệt

Thứ Năm 18/10/2012 , 14:58 (GMT+7)

Nhà ông Thoại ở không khác túp lều tranh. Ngày nóng, ánh nắng cứ rọi qua từng lỗ hổng trên mái ngói làm bên trong ngột ngạt như hầm lò...

Ông Thoại bê bát cơm nguội vào giường khẽ lay thằng cháu ngoại, gọi nhẹ “Phúc ơi dậy ăn cơm nào, ông xin được cơm cho cháu về đây” - ông Trần Văn Thoại ở xã Tây Đô, huyện Hưng Hà, Thái Bình đút cơm cho cháu ăn mà nước mắt lưng tròng.

Trong căn nhà ẩm thấp, chật chội, hôi hám xung quanh tường vỡ ra từng mảng, bụi bám đầy một chiếc giường cũ mục, em Trần Minh Phúc nằm cong queo, co ro trên đó. Phúc mắc bệnh bại liệt trong suốt 13 năm qua.

Phúc bị bại liệt từ nhỏ, chân tay tong teo không đi lại được, hàng ngày phải nhờ cậy ông ngoại chăm sóc. Hôm chúng tôi đến thăm Phúc là lúc em đang lả đi vì đói, một ngày trôi qua chưa có được hạt cơm nào bỏ vào miệng. Nhìn xung quanh căn nhà ở của hai ông cháu không có gì đáng giá cả, thứ tài sản duy nhất chỉ là chiếc đài FM cũ kĩ để có thể nghe được tin tức thời sự, ca nhạc trong ngày, ngoài ra mọi thứ đều trống trải.


Ông Thoại chỉ dám nắm một nắm gạo nhỏ vào giá để nấu cháo, số còn lại dành dụm cho những bữa sau

Ông Thoại vừa đút cơm cho cháu ăn, vừa nói: “May quá, bác Vịnh hàng xóm cho bát cơm nguội chứ không biết lấy gì mà cho nó ăn nữa. Cháu nó phải nhịn đói từ hôm qua đấy chú ạ! Được mỗi một mẩu bánh mỳ từ đêm qua thôi, nhà tôi mấy hôm nay lại hết gạo”. Phúc nhìn ông cười nhoẻn miệng, mồm tấm tép nhai những thìa cơm ông đút cho ăn một cách ngon lành, vừa ăn em vừa ôm chặt chú mèo mướp vào lòng, âu yếm vuốt ve.

Ông Thoại bảo Phúc thông minh lắm, rất muốn đi học, khổ một nỗi lại phải chịu cảnh tàn tật. Mặc dù không biết chữ nhưng Phúc vẫn cứ nài ông mua cho vở, bút màu về để tô vẽ bằng được. Mọi sinh hoạt ăn uống, ngủ nghỉ cứ cố định một chỗ, cả tuổi thơ Phúc đều gắn bó trên chiếc giường. Chú mèo mướp và lọ cây nhỏ mà ông Thoại đặt ngay bên cạnh được xem là người bạn thân thiết nhất.

Còn mỗi khi nhìn qua ô cửa sổ, thấy đám bạn nô đùa, Phúc lại muốn ra ngoài chơi cùng, nhưng em không thể: “Thi thoảng chỉ có bạn An hàng xóm muốn sang chơi cùng em. Bên cạnh em thường xuyên là bạn mèo anh ạ! Tối nào em cũng cho mèo ngủ cùng em ” – Phúc cười, nói giọng ngọng nghịu.

Phúc biết ông vất vả nên rất ngoan, vẫn ở nhà một mình để ông đi bắt ốc bươu vàng đổi lấy gạo. Mẹ Phúc là chị Trần Thị Huế (SN 1977), nhan sắc không mặn mà, nhỡ thì con gái, phải đi xin con rồi sinh ra Phúc thì chẳng may bị bại liệt như vậy. Gần 5 năm trở lại đây, chị đi làm ăn xa, ngày tết mới về nhà. Đồng công làm lụng vất vả được bao nhiêu chị đều tích cóp gửi về cho ông cháu rau cháo nuôi nhau.


Ngày bữa cơm có thịt là ngày ông nhận được số tền trợ cấp của nhà nước, hay tiền lương của cô con gái gửi về

Nhà ông Thoại ở không khác túp lều tranh. Ngày nóng, ánh nắng cứ rọi qua từng lỗ hổng trên mái ngói làm bên trong ngột ngạt như hầm lò. Trời mưa to, nước rột xuống kẽ hở nghe chảy rả rích. Chỗ Phúc nằm bây giờ, ông Thoại phải căng lên 1 tấm bạt cũ để che mưa, che nắng. Khổ nhất là vào mùa đông, chỉ có 1 tấm liếp rách che chắn ở vệ cửa, gió lạnh thổi vào khiến hai ông cháu nằm giường ôm nhau rét run.

 “Muốn đảo lại mái ngói cho đỡ rột, đỡ nắng nhưng vẫn chưa có tiền để làm. Ước muốn của tôi bây giờ là có được căn nhà lành lặn cho thằng Phúc sống đỡ khổ, còn tôi thì già rồi sao cũng được" – ông Thoại rưng rưng nói.

Đang dở câu chuyện với ông thì thấy bác Mận hàng xóm sang chơi, biết ông mấy hôm nay hết gạo, bác mang sang biếu ông ít gạo để cầm cự qua ngày. Cầm trên tay túi gạo của bác mang cho, ông Thoại nói không giấu khỏi nghẹn ngào.


Cửa nhà hỏng vì không có tiền sửa mà ông phải thay tạm bợ bằng tấm liếp cũ mục

Lúc này, tôi chợt quay sang nhìn Phúc thì đã thấy em rơm rớm nước mắt. Hỏi em nhớ mẹ à? Em gật đầu nhẹ, rồi còn bảo thương ông nhiều lắm. “Ước mơ của em là làm bác sĩ anh ạ, để có thể chữa bệnh đau cột sống cho ông, cho cả bệnh tình của em nữa” – Phúc nói.

Hoàn cảnh của gia đình em đang rất cần nhưng tấm lòng hảo tâm dang rộng vòng tay giúp đỡ. Mọi sự giúp đỡ xin gửi về ông Trần Văn Thoại, xã Tây Đô, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Hoặc gửi về văn phòng Báo NNVN tại ĐBSCL, số 49, Lý Tử Trọng, TP.Cần Thơ, ĐT: 0710.3845431, chúng tôi sẽ chuyển giúp quý vị.

Xem thêm
Bãi nhiệm chức vụ loạt nhân sự cấp cao ở tỉnh Vĩnh Phúc

Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã bãi nhiệm nhiều chức vụ của các cán bộ đã bị bắt tạm giam hoặc đã bị kỷ luật.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm