| Hotline: 0983.970.780

Ông Mai Tiến Dũng là nhà cải cách quản trị có tầm ảnh hưởng thế giới

Thứ Sáu 11/12/2020 , 15:12 (GMT+7)

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng vinh dự có mặt trong danh sách 50 nhà cải cách quản trị có tầm ảnh hưởng của thế giới.

Ảnh chụp màn hình trang web công bố danh sách 50 người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới về cải cách quản trị.

Ảnh chụp màn hình trang web công bố danh sách 50 người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới về cải cách quản trị.

Danh sách do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) và tổ chức Apolitical bình chọn.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Mai Tiến Dũng thuộc nhóm 6 chính trị gia và là 1 trong 10 người thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương lọt vào danh sách này.

Theo thông cáo của Apolitical, việc lập danh sách 50 người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới về cải cách quản trị nhằm vinh danh những chính trị gia, công chức và doanh nhân thúc đẩy sự linh hoạt và năng động trong các chính phủ trên toàn thế giới.

Theo tổ chức này, từ rất lâu trước đại dịch, các chính phủ đã phải vật lộn với việc làm thế nào để nắm bắt các cơ hội đổi mới như xe tự hành, internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ sinh học.

Đại dịch COVID-19 đã làm gia tăng thách thức này khi đặt các chính phủ trước nhu cầu bức thiết phải có cách làm mới trong bối cảnh phong tỏa quốc gia, giãn cách xã hội và đóng cửa kinh tế trên diện rộng.

"Sau khi kêu gọi đề cử tại Davos vào tháng 1/2020, chúng tôi đã thu thập hơn 300 đề xuất từ các nhà lãnh đạo doanh nghiệp toàn cầu, các công ty khởi nghiệp công nghệ, các tổ chức xã hội và công chức. Danh sách xếp hạng cuối cùng được thực hiện với sự cộng tác của Hội đồng Tương lai Toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Quản trị linh hoạt", Apolitical thông tin thêm.

5 chính trị gia còn lại được bình chọn cùng Bộ trưởng, Chủ nhiệm Mai Tiến Dũng bao gồm: Bà Paola Pisano - Bộ trưởng Bộ Đổi mới Công nghệ và Số hóa Italy, bà Dorothee Bär - Bộ trưởng về các vấn đề kỹ thuật số hóa Đức, ông David Moinina Sengeh - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Quản lý Đổi mới Sierra Leone, ông Tan Kiat How - Bộ trưởng Văn phòng Thủ tướng Singapore và ông Abdulla Bin Touq - Bộ trưởng Kinh tế Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.

Trong nhiệm kỳ vừa qua, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Mai Tiến Dũng đã cùng VPCP hoàn thành tốt nhiệm vụ tham mưu tổng hợp, đồng thời để lại ấn tượng mạnh mẽ trong công tác kiểm soát, cải cách thủ tục hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử và hoạt động của Tổ công tác của Thủ tướng.

Được thành lập ngày 19/8/2016, trong 5 năm qua, Tổ công tác của Thủ tướng đã tiến hành 103 cuộc kiểm tra, đôn đốc các bộ, cơ quan, địa phương trong việc triển khai các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng giao.

Nhờ đó, tỷ lệ nợ đọng nhiệm vụ quá hạn do Thủ tướng, Chính phủ giao các bộ, cơ quan, địa phương đã giảm mạnh từ 25,2% (đầu nhiệm kỳ, khi Tổ công tác của Thủ tướng được thành lập) xuống còn khoảng 2% hiện nay. Năm 2017, Tổ công tác được Trung ương đánh giá: “Tổ công tác của Thủ tướng hoạt động quyết liệt, không ngại va chạm, đem lại hiệu quả tích cực và là điểm sáng nhất”.

Cũng trong nhiệm kỳ vừa qua, với sự tham mưu tổng hợp của VPCP, công tác cải cách thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh đã có những bước cải cách đột phá và đang được hiện thực hóa.

Những nỗ lực của VPCP cùng với các cơ quan, đơn vị, địa phương trong thực hiện yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng đã giúp cắt giảm, đơn giản hóa hơn 1.000 thủ tục hành chính, 3.893/6.191 điều kiện kinh doanh, 6.776/9.926 danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành.

Bên cạnh đó, VPCP xây dựng, trình Chính phủ ban hành Chương trình cắt giảm, đơn hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025 (Nghị quyết 68/NQ-CP), nhằm cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 20% số quy định và 20% chi phí tuân thủ liên quan đến hoạt động kinh doanh, đồng thời giảm tối đa số lượng văn bản hiện hành có liên quan đến hoạt động kinh doanh.

Về xây dựng Chính phủ điện tử, VPCP chủ trì xây dựng, đưa vào vận hành 4 nền tảng hệ thống thông tin quan trọng trong xây dựng Chính phủ điện tử mang tính đổi mới, lan tỏa cao. Đó là Trục liên thông văn bản quốc gia; Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ; Hệ thống thông tin báo cáo Quốc gia và Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; và Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Đặc biệt, việc xây dựng Chính phủ điện tử không làm tăng biên chế, không tăng bộ máy và việc ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng Chính phủ điện tử đã tạo thay đổi rất lớn về lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ khi có sự giám sát mạnh mẽ của người dân, doanh nghiệp và cơ quan báo chí.

Theo cách tính của Ngân hàng Thế giới, từ cải cách thủ tục hành chính và xây dựng Chính phủ điện tử tại Việt Nam, mỗi năm tiết kiệm khoảng 14.900 tỷ đồng.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bưu điện Việt Nam sẵn sàng 18.000 tỷ đồng chi trả lương hưu tháng 5

Bưu điện Việt Nam chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng 5/2024 cho hơn 3,3 triệu người sau kỳ nghỉ lễ 30/4.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm