| Hotline: 0983.970.780

Ông Nguyễn Ngọc Chính - Chủ tịch UBND huyện Ứng Hoà: Nếu dân cố ý bỏ ruộng, nhà nước sẽ thu hồi

Thứ Năm 13/03/2008 , 07:00 (GMT+7)

Xung quanh câu chuyện thời sự dân Hữu Vĩnh cố tình bỏ ruộng không chịu cấy (NNVN số 52, ngày 12/3), chúng tôi đã có cuộc trao đổi ngay trên cánh đồng với ông Nguyễn Ngọc Chính - Chủ tịch huyện Ứng Hoà (Hà Tây)…

Ông Chính nói: Hữu Vĩnh có đền Đức Thánh Cả mỗi năm thu trên 2 tỉ, ngày cao điểm công đức có khi hàng trăm triệu nhưng từ xưa đến nay chỉ thôn quản lý số tiền này và dùng để xây dựng công trình phúc lợi như đường sá, đình chùa…chứ xã không được tơ hào đồng nào. Tôi cho rằng việc quản lý chi tiêu có thể không tốt gây dị nghị trong dân. Mâu thuẫn từ đó nảy sinh giữa một bộ phận dân với cán bộ và cả giữa cán bộ thôn, xã với nhau.

Một nguyên nhân rất quan trọng nữa phát sinh từ chuyện bán đất giãn dân, thầu đất ruộng, lấn chiếm đất…khiến dân nghi ngờ cán bộ làm sai nên nhất định không cho dồn điền đổi thửa.

Vậy huyện đã có những ứng phó gì?

Huyện đã có nhiều cuộc đối thoại với dân cũng như 7 người đầu đơn khiếu kiện ở Hữu Vĩnh nhưng họ đều nói không tin vào cán bộ nữa. Trước tình trạng Bí thư, Chủ tịch xã mất tín nhiệm nghiêm trọng nên chúng tôi cho chủ trương, chỉ ra những sai lầm để họ tự làm đơn xin nghỉ. Ngay cả bí thư thôn Hữu Vĩnh cũng bị nghỉ đợt ấy.

Tuy nhiên tình hình vẫn không yên ổn?

Sau xử lý đó, tưởng mọi việc giảm nhiệt, chúng tôi đã mời các chủ máy kéo trong thôn đến tiếp tục hợp đồng làm đất, họ cũng nhận lời nhưng hôm sau không thực hiện mà đánh máy kéo ra đình, nhiều kẻ quá khích lại hô hào, cổ động không cấy. Tuy sự việc căng thẳng nhưng lực lượng công an cũng không thể xử lý được vì chưa xác định được hành vi phạm pháp nên chỉ gọi loa vận động tuyên truyền…

Chẳng lẽ lại để ruộng hoang, thưa ông?

Huyện đã có nhiều hỗ trợ như làm đất hộ dân, đưa 1 tấn giống về để sẵn ở UBND xã để cấp cho dân, cho Phòng NN-PTNT kiểm tra mạ thừa trên toàn huyện rồi thông báo trên loa cho dân Hữu Vĩnh ai có nhu cầu mua được cán bộ huyện dẫn đến tận nơi, huy động 40 công cụ sạ, mua cả 1,3 tấn mấm mạ từ huyện Phú Xuyên về cho dân gieo sạ…Nghĩa là đã “bày cỗ” tận nơi cho dân Hữu Vĩnh.

Nhưng giả sử bà con vẫn không cấy thì sao?

Huyện cũng đã nghĩ đến nhiều phương án trong đó có phương án đưa đoàn thể xuống cấy cho dân nhưng cũng khó vì đoàn thể nào cũng không muốn “dây” đến chuyện phức tạp. Vấn đề chính vẫn ở người dân, phải vận động dân cấy thôi. Chúng tôi sẽ tuyên truyền nếu hộ nào bỏ ruộng đất lâu dài nhà nước sẽ thu hồi.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Thủ tướng: Kiểm tra, giám sát từ đầu, tránh tích tụ vi phạm

Họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, Thủ tướng lưu ý tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ lại thành sai phạm lớn.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Nghề cói Kim Sơn được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định 1150/QĐ-BVHTTDL đưa nghề thủ công truyền thống nghề cói Kim Sơn vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.