| Hotline: 0983.970.780

Ông Putin: 'Mỹ sẽ không cứu đồng minh nếu xảy ra chiến tranh hạt nhân'

Thứ Bảy 08/06/2024 , 08:37 (GMT+7)

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng nếu các nước NATO ở châu Âu tiếp tục khiêu khích buộc Moscow phải đáp trả bằng vũ khí hạt nhân, Mỹ có thể sẽ không can thiệp.

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg (SPIEF) hôm 7/6. Ảnh: Sputnik.

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg (SPIEF) hôm 7/6. Ảnh: Sputnik.

Tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg (SPIEF) hôm 7/6, ông Putin đã được hỏi về những phát ngôn ngày càng khiêu khích từ các quốc gia châu Âu. 

"Các nước châu Âu cần phải suy nghĩ về việc nếu họ thất bại trong cuộc xung đột hạt nhân với chúng tôi, liệu Mỹ có tham chiến ở cấp độ vũ khí chiến lược hay không? Tôi rất nghi ngờ về điều đó", ông Putin nói.

Tổng thống Nga giải thích rằng, trong khi cả Mỹ và Nga đều có hệ thống cảnh báo sớm hiện đại để phát hiện tên lửa đang bay tới, trong khi các nước thành viên NATO ở châu Âu thì không. "Điều này có nghĩa là họ ít nhiều không có khả năng phòng vệ", ông nói.

"Hơn nữa, vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga mạnh gấp 3 đến 4 lần so với những quả bom mà người Mỹ sử dụng để tấn công Hiroshima và Nagasaki. Chúng tôi có nhiều vũ khí hạt nhân hơn họ gấp nhiều lần, và ngay cả khi Mỹ chuyển cho họ thêm vũ khí chiến lược, chúng tôi vẫn sở hữu số lượng lớn hơn gấp nhiều lần", ông Putin nói. 

Tổng thống Nga cũng cảnh báo một cuộc chiến như vậy sẽ gây ra số "thương vong vô cùng lớn".

Mặc dù không loại trừ việc Nga sẽ có những thay đổi đối với học thuyết hạt nhân, ông Putin khẳng định rằng hiện tại Moscow chỉ cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân trong trường hợp có mối đe dọa đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Moscow cũng chưa bao giờ sử dụng vũ khí hạt nhân trong cuộc xung đột Ukraine.

Theo ông Putin, thậm chí việc sử dụng hạt nhân là không cần thiết khi quân đội và ngành công nghiệp quốc phòng Nga hoạt động hiệu quả và vượt trội hơn nhiều so với các đối thủ về thiết giáp và không quân.

Mỹ và các đồng minh đã chuyển vũ khí, đạn dược và thiết bị cho Ukraine trong 2 năm qua, đồng thời khẳng định họ muốn gây ra "thất bại chiến lược" cho Nga mà không phải trực tiếp tham gia xung đột. Trong những tuần gần đây, Washington, London và một số thành viên NATO khác tuyên bố dỡ bỏ các hạn chế cho phép Kiev sử dụng vũ khí tầm xa tấn công lãnh thổ Nga, khiêu khích Moscow có động thái trả đũa.

Với lý do cần phải phải gửi thông điệp mạnh mẽ đối với phương Tây, Điện Kremlin tháng trước đã ra lệnh cho quân khu giáp biên giới Ukraine tiến hành các cuộc tập trận triển khai vũ khí hạt nhân phi chiến lược.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Mỹ điều tàu ngầm tấn công đến Cuba sau khi đội tàu Nga đến Havana

Một tàu ngầm tấn công của Mỹ đã cập cảng căn cứ Vịnh Guantanamo ở Cuba, một ngày sau khi đội tàu chiến tối tân của Nga đến Havana hôm 12/6.

Nga thử nghiệm mẫu UAV hạng nặng có thể chở lính

Quân đội Nga vừa thử nghiệm máy bay không người lái 4 cánh quạt có tải trọng lên tới 200kg, được xem là một giải pháp hậu cần giá rẻ trên tiền tuyến.

Hàng nghìn người Trung Quốc mua phải vàng giả trên mạng

Giá vàng tăng vọt trong thời gian qua đã gây ra một cơn sốt vàng thỏi, cùng với đó là số vụ lừa đảo bán vàng giả ở Trung Quốc.

Bình luận mới nhất

Những thông tin từ bài viết này càng gợi cho những người làm thủy lợi ở ĐBSCL nhớ tới món nợ thủy lợi cho Cà Mau hơn bao giờ hết! Dự án “Hệ thống công trình phân ranh mặn, ngọt Sóc Trăng - Bạc Liêu” (giai đoạn 2009 - 2012) ra đời sau sự kiện phá đập Láng Châm mới chỉ là biện pháp đối phó tình thế (khi mà mặn đã xâm nhập vào đến Thị xã Ngã Năm). Khi phê duyệt chủ trương đầu tư Hệ thống Thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Rà soát, bổ sung quy hoạch, đề xuất các giải pháp trữ ngọt, cấp ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong điều kiện hạn hán, thích ứng với biến đổi khí hậu, sụt lún và đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông ảnh hưởng đến vùng Bán đảo Cà Mau. Dự án “Cống âu thuyền Ninh Quới” là bước đột phá trung gian đầu tiên của Hệ thống, thuộc giai đoạn 2 nhưng lại được làm trước đã phát huy hiệu quả bất ngờ, tạo ra được cục diện mới, lòng tin vào cách làm mới đáp ứng thực tế đời sống và hợp với lòng dân, từng bước tháo gỡ thế bí do xung đột mặn ngọt ở 3 tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu trên bán đảo Cà Mau. Hướng chuyển nước ngọt mới bây giờ là rạch Xẻo Chít. Để nước về đến TP Cà Mau, Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 2 cần có nội dung tiếp nước cho con rạch này trong thời gian tới. (KS thủy lợi Nguyễn Anh Tuấn – Hội Khoa kọc kỹ thuật thủy lợi TP Hồ Chí Minh)
+ xem thêm