| Hotline: 0983.970.780

Phá rừng phòng hộ làm đường thi công thủy điện

Thứ Ba 01/06/2021 , 19:33 (GMT+7)

Rừng phòng hộ huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) bị doanh nghiệp đưa phương tiện cơ giới vào đào bới, lấn chiếm để làm đường thi công thủy điện khi chưa được phép.

Dự án thủy điên Nước Long. Ảnh: A.T.

Dự án thủy điên Nước Long. Ảnh: A.T.

Ngày 31/5, ông Nguyễn Đại, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đơn vị này đã nhận được báo cáo của Hạt Kiểm lâm huyện Ba Tơ về việc Công ty CP Xây lắp điện Đức Bảo - Kon Tum lấn phá rừng, lấn chiếm đất rừng phòng hộ để làm đường vào thi công thuỷ điện Nước Long.

Trước đó, vào ngày 18 và 19/5, Hạt Kiểm lâm Ba Tơ phối hợp với Trạm Quản lý bảo vệ rừng huyện Ba Tơ, UBND xã Ba Ngạc kiểm tra hiện trường phá rừng trái pháp luật, chiếm đất rừng phòng hộ trên lâm phần của Ban Quản lý rừng phòng hộ tỉnh tại xã Ba Ngạc (huyện Ba Tơ).

Cơ quan chức năng xác định, tổng diện tích rừng bị phá trái pháp luật, đất rừng phòng hộ bị chiếm gần 5.000m2, trong đó, diện tích rừng bị phá là 1.230m2 tại vị trí lô 4, khoảnh 5, tiểu khu 375 và lô 11, khoảnh 8, tiểu khu 371 tại xã Ba Ngạc, hiện trạng rừng là rừng tự nhiên lá rộng; đất rừng phòng hộ bị chiếm hơn 3.650m2 tại các vị trí lô 4, 4a, 14, 9, khoảnh 5, tiểu khu 375 thuộc xã Ba Ngạc.

Công ty CP Xây lắp điện Đức Bảo - Kon Tum lấn phá rừng, lấn chiếm đất rừng phòng hộ để làm đường vào thi công thuỷ điện Nước Long. Ảnh: A.T.

Công ty CP Xây lắp điện Đức Bảo - Kon Tum lấn phá rừng, lấn chiếm đất rừng phòng hộ để làm đường vào thi công thuỷ điện Nước Long. Ảnh: A.T.

Qua kiểm tra, cây rừng bị cưa bằng máy cưa xăng và sử dụng máy đào để đào bới gây thiệt hại đến cây rừng, phần lớn cây rừng bị vùi lấp dưới đất. Ngoài ra, diện tích đất không có rừng quy hoạch chức năng phòng hộ bị đào bới, san ủi , làm đường bằng máy đào, chiều rộng mặt đường từ 4 – 7m, chiều dài đường là 579m.

Tại hiện trường, ông Phạm Đức Bình, Đại diện Công ty CP Xây lắp điện Đức Bảo - Kon Tum thừa nhận diện tích nêu trên là do đơn vị chỉ đạo thi công tuyến đường công vụ vào Hầm bổ sung nước 2 theo dự án thủy điện Nước Long. Tuy nhiên, quá trình thi công thủy điện Nước Long đơn vị chưa thực hiện trình tự, thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất, rừng theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, trong quá trình kiểm tra, Hạt Kiểm lâm Ba Tơ đã lập biên bản và ghi nhận các nội dung vụ việc hiện trường nhưng đại diện Cty này lại bỏ đi, không ký vào biên bản. Đến ngày 19/5, Hạt kiểm lâm Ba Tơ yêu cầu Công ty CP Xây lắp điện Đức Bảo - Kon Tum dừng ngay việc thi công công trình tại khu vực Hầm bổ sung nước 2, khẩn trương hoàn thiện các thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất, rừng theo quy định của pháp luật.

Cây rừng trong rừng phòng hộ bị chặt phá khi chưa được phép. Ảnh: A.T.

Cây rừng trong rừng phòng hộ bị chặt phá khi chưa được phép. Ảnh: A.T.

Trao đổi với báo NNVN, ông Nguyễn Đại, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ngãi cho biết, vụ việc này, Hạt Kiểm lâm Ba Tơ sẽ mời Cty xuống làm việc để xuất trình hết giấy tờ hồ sơ về vị trí rừng bị phá đã được cấp phép chưa, nếu chưa thì căn cứ vào đó để lập biên bản để xử phạt vi phạm hành chính.

“Đến nay, đã xác định được đối tượng phá rừng cũng như đo đếm được diện tích rừng bị phá, đất rừng bị lấn chiếm. Từ đây sẽ sẽ căn cứ theo Nghị định 35 để xử phạt. Nếu diện tích phá trên 3.000m2 thì sẽ xử lý hình sự. Diện tích dưới 3.000m2 thì tùy theo thẩm quyền.

Nếu mức phạt trên 50 triệu đồng thì Hạt Kiểm lâm sẽ trình lên cho Chi cục kiểm lâm để Chi cục tham mưu trình Chủ tịch tỉnh. Mức phạt từ 25 đến 50 triệu đồng thì Hạt trưởng tham mưu cho Chủ tịch huyện xử phạt còn mức phạt dưới 25 triệu thì thẩm quyền thuộc về Hạt kiểm lâm huyện”, ông Đại nói.

Dự án thủy điện Nước Long có công suất 26MW và diện tích hơn 18 ha (trong đó 7,5ha nằm ở xã Pờ Ê, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum và 10,6 thuộc địa phận xã Ba Tiêu, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi). Năm 2016, dự án do Công ty CP Thủy điện Pờ Ê nghiên cứu khảo sát, làm chủ đầu tư và được các cấp ngành đánh giá là hiệu quả cao vì không ảnh hưởng đến rừng phòng hộ và không di dân. Đến tháng 9/2017, dự án được chuyển sang cho Công ty CP Thủy điện Nước Long - Đức Bảo làm chủ đầu tư và triển khai thi công dự án. Dự kiến thủy điện này sẽ đưa vào hoạt động vào năm 2022.

Xem thêm
Người vay qua đời, khoản nợ có được xóa bỏ?

Khi người vay không may qua đời, khoản nợ vẫn tồn tại. Người thừa kế phải trả trong phạm vi di sản nhận được, trừ khi hợp đồng quy định khác.

Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Thái Bình: Khen thưởng Ban chuyên án phá đường dây lô đề nghìn tỷ

Công an tỉnh Thái Bình vừa tổ chức biểu dương, khen thưởng Ban chuyên án triệt phá đường dây lô đề quy mô hàng nghìn tỷ đồng do ông trùm ‘Tuấn chợ Gốc’ cầm đầu.

Bộ Công an: Cụm thi đua số 4 giao ước giải quyết tin tố giác tội phạm đạt 90%

Khối các đơn vị trực thuộc Bộ Công an vừa tổ chức Lễ ký giao ước thi đua và phát động phong trào thi đua 'Vì an ninh Tổ quốc' năm 2025.

Ca sĩ An Ngọc góp tiền xoá nhà tạm cho 5 hộ nghèo quê lúa

An Ngọc yêu nông sản - thương hiệu kết nối nông sản do ca sỹ An Ngọc xây dựng đã chung tay xóa 5 nhà tạm cho các hộ nghèo ở Thái Bình.

Điều tra bổ sung vụ nữ CEO Công ty Nhật Nam chiếm đoạt 4.816 tỷ đồng

Vũ Thị Thúy, nữ CEO Công ty Nhật Nam, bị cáo buộc lừa đảo 25.925 người, thu hơn 9.113 tỷ đồng, chi 4.297 tỷ để trả gốc và lãi, chiếm đoạt 4.816 tỷ đồng.

Hà Nội đẩy mạnh chống lãng phí trong đầu tư công, đất đai, tài sản công

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 85/KH-UBND nhằm cụ thể hóa các biện pháp phòng, chống lãng phí trong năm 2025 và những năm tiếp theo.

Bình luận mới nhất