| Hotline: 0983.970.780

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung:

Phải chăm lo đào tạo ngay từ sớm, từ khi chưa thất nghiệp

Thứ Tư 07/06/2023 , 08:54 (GMT+7)

Sáng 6/6, Bộ trưởng LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung trả lời các câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội. Trong đó, nhiều câu hỏi xoay quanh nhóm vấn đề lao động, việc làm

Ngay sau phát biểu mở đầu phiên chất vấn của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội khóa XV tiến hành chất vấn nhóm vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội.

Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung. Ảnh: Quochoi.vn.

Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung. Ảnh: Quochoi.vn.

Về tình hình lao động, việc làm, công tác đào tạo giáo dục nghề nghiệp và công tác quản lý, phát triển bảo hiểm xã hội. Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) khẳng định đây là những vấn đề lớn, liên quan trực tiếp đến đời sống, miếng ăn, giấc ngủ hàng ngày của hàng triệu người dân, người lao động và lực lượng hưu trí cả nước.

Thời gian qua, trong bối cảnh nhiều thay đổi nhanh chóng và phức tạp, Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành đã đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đảm bảo tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội. Chúng ta đã vượt qua nhiều khó khăn để cơ bản đảm bảo các chính sách an sinh xã hội và đời sống nhân dân, triển khai nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả nhiều chính sách xã hội, nhằm hỗ trợ người dân, người lao động, người sử dụng lao động trong khắc phục khó khăn do đại dịch gây ra.

Chăm lo đào tạo ngay từ khi chưa thất nghiệp

Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) chỉ rõ, từ thực tế cắt giảm lao động của một số doanh nghiệp, cơ hội việc làm cho lao động nữ ngoài 40 tuổi sau khi bị mất việc làm là rất thấp, dẫn đến nguy cơ các đối tượng này phải rút BHXH một lần.

“Đề nghị Bộ trưởng nêu rõ những giải pháp hoặc tham mưu để hỗ trợ đối tượng này sau khi mất việc làm”, ĐB Nguyễn Thị Thủy đặt câu hỏi.

Đại biểu Nguyễn Thị Thủy - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn. Ảnh: Quochoi.vn.

Đại biểu Nguyễn Thị Thủy - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn. Ảnh: Quochoi.vn.

Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung kể: “Tôi đã đọc lại báo cáo về lĩnh vực giày da, dệt may. Cách đây một tháng, Thủ tướng phân công tôi đi thực tế các địa phương, tôi thấy hầu hết các ngành nghề dệt may, giày da là lao động nữ. Thậm chí có những ngành nghề có 80% lao động nữ”.

Theo Bộ trưởng, hầu như thời gian qua, đối tượng mất việc làm, giãn việc làm rơi vào lao động nữ...Từ thực trạng này, ông Dung đưa ra một số giải pháp như phải chăm lo đào tạo ngay từ sớm, từ khi chưa thất nghiệp, để người lao động đến 40 tuổi có nhiều cơ hội việc làm.

“Với ngành dệt may tuổi này là năng suất làm việc thấp rồi. Trong khi đó, những người làm chủ bao giờ cũng nhằm vào những người như thế để cắt giảm lao động, nên không có giải pháp sớm thì đời sống của họ rất khó khăn”, Bộ trưởng nêu thực tế.

Bộ trưởng cho biết, Thủ tướng, Chính phủ đưa ra 3 giải pháp chăm lo cho công nhân. Cụ thể là tạo điều kiện cho doanh nghiệp ổn định sản xuất, tạo việc làm ổn định, thực hiện các chính sách đang có, chăm lo phúc lợi xã hội thiết yếu để đảm bảo cho người phụ nữ bớt khó khăn thiệt thòi.

Khi người lao động trở về địa phương, các địa phương có cơ chế chính sách hỗ trợ tín dụng, tạo việc làm cho người lao động nữ thích ứng.

Để bảo hiểm thất nghiệp trở thành “bà đỡ” trong thị trường lao động

Về hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, Bộ trưởng LĐ-TB&XH cho biết, 4 tháng đầu năm, đã tiếp nhận 632.790 lượt người gửi hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp. So với cùng kì, số người nộp hồ sơ này đã giảm 2,8%. Tổng số người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp là 274.592, giảm 4,6%. 7.308 người được hỗ trợ học nghề.

Để bảo hiểm thất nghiệp trở thành “bà đỡ” trong thị trường lao động, Bộ trưởng cho rằng cần quy định rõ về đối tượng, phạm vi, việc sử dụng quỹ bảo hiểm thất nghiệp. “Chúng tôi đã báo cáo sửa Luật Việt làm, có một chương về bảo hiểm thất nghiệp để đây thực sự là “bà đỡ”, hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động lúc khó khăn chung”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.

Để bảo hiểm thất nghiệp trở thành 'bà đỡ' trong thị trường lao động, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng cần quy định rõ về đối tượng, phạm vi, việc sử dụng quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Ảnh: Quochoi.

Để bảo hiểm thất nghiệp trở thành “bà đỡ” trong thị trường lao động, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng cần quy định rõ về đối tượng, phạm vi, việc sử dụng quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Ảnh: Quochoi.

Bên cạnh đó, người đứng đầu ngành cũng nhận định, cần quan tâm hỗ trợ nhiều hơn đào tạo nghề, miễn giảm chi phí hỗ trợ từ nguồn kết dư của quỹ. Vừa qua, Quốc hội đã chi 41.000 tỷ đồng từ kết dư của quỹ, góp phần quan trọng nâng cao đời sống của người lao động, củng cố niềm tin, sự hào hứng của người tham gia.

Với số kết dư cao như vậy, Bộ trưởng đề nghị Bảo hiểm xã hội Việt Nam nghiên cứu cần tính toán làm sao sử dụng kết dư hiệu quả hơn, tập trung hỗ trợ người lao động bị mất việc và hỗ trợ đào tạo nghề, thậm chí phải cân nhắc giảm mức đóng như thế nào để đỡ một phần của doanh nghiệp.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Thị Hà - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh về thị trường lao động, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, quy mô lao động độ tuổi từ 15 trở lên khoảng 55 triệu người; đến quý I/2023, số người tham gia thị trường lao động từ 15 tuổi trở lên 51,4 triệu người. Thị trường lao động Việt Nam thời gian qua đã có một bước hình thành và phát triển tương đối nhanh chóng cả về cơ cấu, cả về quy mô, cả sự phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, lao động kỹ năng còn thấp, số lao động qua đào tạo bằng các hình thức khác nhau là trên 70% nhưng số có bằng cấp, chứng chỉ hiện nay là 26,4% (tính đến quý I/2023), thấp so với các nước phát triển.

Thời gian qua sau khi có Nghị quyết của Trung ương, nhất là Nghị quyết 19, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 06 về phát triển thị trường lao động theo hướng linh hoạt, hiện đại, đồng bộ, hiệu quả và bền vững. Nghị quyết đã nêu 9 nhóm giải pháp căn bản từ việc tuyên truyền, nhận thức, xây dựng chính sách, việc triển khai tổ chức thực hiện…

Tỷ lệ thất nghiệp 2,25% là đánh giá khách quan

Về câu hỏi vì sao tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức thấp, tính xác thực của các đánh giá, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định, con số tỷ lệ thất nghiệp 2,25% là đánh giá khách quan, khoa học, theo tiêu chí cụ thể quốc tế đưa ra. Con số là kết quả khảo sát thực hiện trong 1 tuần trước thời điểm công bố, theo tiêu chí đánh giá “thất nghiệp” là tình trạng người lao động trong độ tuổi có nhu cầu làm việc, nhưng không có việc làm, thậm chí không làm việc dù chỉ 1 giờ, sẵn sàng làm việc, không có việc làm hoặc đang tìm việc.

Bình quân tỷ lệ thất nghiệp 2,25 % trong quý I/2023 là đánh giá khách quan, khoa học, theo tiêu chí cụ thể quốc tế đưa ra. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Bình quân tỷ lệ thất nghiệp 2,25 % trong quý I/2023 là đánh giá khách quan, khoa học, theo tiêu chí cụ thể quốc tế đưa ra. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Ngoài áp tiêu chí đó, Tổng cục thống kê còn mở rộng thêm một số tiêu chí theo khuyến cáo của Tổ chức lao động quốc tế (ILO). Theo đó, những ý kiến đánh giá độc lập, đối soát đánh giá của Tổng cục thống kê cơ bản là trùng nhau.

Dự báo thời gian tới, tình hình sản xuất kinh doanh sẽ khó khăn hơn, đặc biệt với ngành hàng thâm dụng lao động nhiều, trong đó giày da, dệt may, túi xách, sản xuất hàng xuất khẩu.

“Tôi đã từng trao đổi với các đại biểu TPHCM, thời gian dịch bệnh Covid-19 hoành hành đã bào mòn tích lũy của người lao động, cuộc sống càng ngày càng khó hăn hơn. Nhưng chúng ta không quá bi quan. Với quy mô thị trường lao động trên 51,2 triệu người, số thất nghiệp chính thức là 297.000 thì tỷ lệ chúng ta vẫn hoàn toàn kiểm soát được. Thực tế, năm 2021 cả nước từng lo lắng về nguy cơ đứt gãy chuỗi cung cứng nhưng Việt Nam đã không để tình trạng đó xảy ra”, Bộ trưởng cho biết, Chính phủ, cả hệ thống chính trị đã chủ động ứng phó, xúc tiến nhiều nhà đầu tư, đốc thúc nhiều giải pháp ổn định thị trường lao động, đời sống người làm công ăn lương.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Năm 2024, Bình Điền đặt mục tiêu sản xuất, tiêu thụ 568.000 tấn phân bón

TP. HCM Trong năm 2024, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đặt ra nhiều mục tiêu và nhiệm vụ, trong đó sản lượng và tiêu thụ đạt trên 568.000 tấn phân bón các loại.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm