| Hotline: 0983.970.780

Phân biệt Kali thật giả bằng nước

Thứ Ba 09/01/2018 , 07:59 (GMT+7)

Cũng như nhiều loại phân bón khác, từ nhiều năm qua, phân Kali đã bị nhiều cơ sở làm giả, đưa ra thị trường, gây thiệt hại lớn cho nông dân. Làm cách nào để bà con nông dân có thể nhận biết được Kali thật và Kali giả?

Vấn nạn Kali giả

Theo các tài liệu khoa học về canh tác, Kali là một trong ba nguyên tố đa lượng quan trọng nhất cho cây, bên cạnh đạm và lân. Kali tham gia chuyển hóa năng lượng trong quá trình đồng hóa các chất dinh dưỡng của cây. Cây được bón đủ phân Kali có sức chống chịu tốt đối với những điều kiện bất thuận: úng, hạn, rét...; từ đó, cây cứng cáp, mạnh khoẻ, phẩm chất nông sản và năng suất tăng. Đối với cây ăn trái, Kali làm tăng hàm lượng đường trong quả, giúp quả có độ bóng bắt mắt, hương vị thơm ngon hơn, tăng thời gian lưu trữ quả.

Mỗi năm, nhu cầu sử dụng phân kali ở nước ta vào khoảng 900 ngàn tấn. Toàn bộ phân Kali đều được nhập khẩu do Việt Nam không có mỏ Kali. Là loại phân bón quan trọng, được sử dụng phổ biến, nên từ lâu, phân Kali đã bị làm giả, bán trên thị trường, gây hoang mang cho nông dân, bởi trên thị trường có các loại phân NKS, KNS, NPK… được một số nhà sản xuất cố tình làm rất giống phân Kali Clorua về mặt hình thức, nhất là màu đỏ đặc trưng của Kali. Tuy nhiên, thực chất trong sản phẩm ấy chỉ có từ 10 - 30% là Oxit Kali, còn lại là phân SA, muối ăn, phẩm màu, bột sét đỏ.

14-50-19_phn_biet_phn_kli
Sau khi cho vào ly nước, Kali giả chìm xuống đáy ly làm nước vẩn đục và đổi màu đỏ (ảnh trái); Kali thật bị vón dẻo quánh lại thành cục, nước không có màu (ảnh phải)

Trong những năm qua, các cơ quan chức năng ở nhiều tỉnh, TP đã phát hiện, bắt giữ nhiều vụ sản xuất, buôn bán phân Kali giả. Chẳng hạn, vào ngày 18/12/2015, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ Công an TP.HCM cùng Công an tỉnh Bình Dương, phát hiện tại phường Tân Phước Khánh (thị xã Tân Uyên, Bình Dương) một chiếc xe tải chở hơn 28 tấn phân bón giả, đang chuyển hàng qua 3 chiếc xe tải nhỏ để chuẩn bị chở đi tiêu thụ tại các tỉnh khác. Toàn bộ số phân bón này không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Ngay sau đó, các cơ quan chức năng đã phát hiện ra địa điểm sản xuất số phân bón giả này. Tại đây, đã phát hiện và thu giữ thêm gần 6 tấn Kali giả vừa được sản xuất xong.

Vì vậy, trước những ma trận phân bón giả, nhái, kém chất lượng, bà con nông dân phải tự trang bị kiến thức để bảo vệ mình và không gì an toàn hơn là tìm mua phân bón của các doanh nghiệp có uy tín tại các đại lý lớn, đại lý làm ăn chân chính.
 

Phân biệt Kali thật – giả bằng 1 ly nước

Theo các kỹ sư của Tập đoàn Vinacam, để phân biệt phân Kali thật và giả, có một số phương pháp. Một trong những cách phân biệt đơn giản mà hiệu quả nhất là sử dụng nước. Theo đó, việc thử Kali bằng nước được chia làm 4 bước.

Bước 1, bà con chuẩn bị 1 ly nước trong, lượng nước khoảng 1/2 ly.

Bước 2, đổ một muỗng cà phê Kali vào trong ly nước. Trường hợp đó là Kali giả, phân sẽ chìm ngay xuống đáy ly, nước trong ly lập tức vẩn đục và đổi màu đỏ. Nếu là Kali thật, ban đầu nhìn có cảm giác Kali bị vón dẻo quánh lại thành cục do bột có lớp dầu sinh học chống ẩm, nước trong ly không có màu.

Bước 3, dùng muỗng khuấy đều lên. Nếu là Kali giả, phân sẽ không tan hoàn toàn, dưới đáy ly có sạn lắng, nước trong ly vẩn đục. Nếu là Kali thật, phân tan chậm và tan hoàn toàn, không có sạn lắng, nước trong ly dần chuyển sang màu đỏ hồng, không có mùi khác lạ.

Bước 4, sau khi khuấy xong, để sau 5 phút, nếu là Kali giả, nước trong ly vẫn đỏ đục, đáy ly có cặn lắng. Nếu là Kali thật, nước trong ly từ từ trong trở lại, dưới đáy ly không có cặn lắng, bên trên ly có lớp váng màu đỏ hồng nổi trên mặt.

Với cách nhận biết đơn giản này, bà con có thể lựa chọn đúng sản phẩm Kali chất lượng, tránh mua phải hàng giả, hàng nhái.

Xem thêm
Thuốc diệt mầm cỏ ruộng lúa Bé Bụ 30SE sản xuất theo công nghệ mới

Thuốc diệt mầm cỏ ruộng lúa Bé Bụ 30SE là sản xuất theo công nghệ mới, diệt trừ được nhiều loại cỏ như đuôi phụng, lồng vực, cháo, chác, rau mác, rau mương... rất an toàn.

Bộ đôi Advance và Advance Pro: Định nghĩa mới về độ đạm chuẩn cho tôm

Advance và Advance Pro là bộ đôi thức ăn hàng ngày từ Grobest Việt Nam, giúp người nuôi đối phó với tình hình giá tôm giảm mạnh và chi phí nuôi tăng cao hiện nay.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm