| Hotline: 0983.970.780

Phân bón Cà Mau xác định trách nhiệm xã hội là chiến lược phát triển

Thứ Sáu 17/11/2023 , 13:09 (GMT+7)

Phân bón Cà Mau đã sớm tích hợp ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị doanh nghiệp) vào chiến lược phát triển với các hoạt động ngày càng rõ nét.

Phân bón Cà Mau lần thứ 2 liên tiếp nhận Danh hiệu Vì cộng đồng.

Phân bón Cà Mau lần thứ 2 liên tiếp nhận Danh hiệu Vì cộng đồng.

Tích hợp ESG vào phát triển doanh nghiệp

Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC; Hose: DCM) vừa nhận tuyên dương Doanh nghiệp vì Cộng đồng tại chương trình Saigon Times CSR 2023 với chủ đề “Phát triển bền vững và xa hơn”. Đây là sự động viên, ghi nhận PVCFC với nhiều nỗ lực hiện thực hoá mục tiêu phát triển bền vững.

Tại Phân bón Cà Mau, trách nhiệm xã hội như sợi chỉ đỏ xuyên suốt hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty đã và đang thực hiện trách nhiệm xã hội một cách bền bỉ, đồng lòng và trở thành nét văn hoá bản sắc lưu dấu thị trường.

Không chỉ dừng lại ở CSR, PVCFC đã có những nghiên cứu, tiếp cận với hệ thống tiêu chí đánh giá ESG, đây được coi như một bản cập nhật hiện đại, cụ thể hơn của hoạt động CSR.

Nằm trong hệ sinh thái của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Phân bón Cà Mau là một trong số các doanh nghiệp sớm tiếp cận, nghiên cứu và tích hợp ESG (Environmental, Social, and Governance/Môi trường, Xã hội và Quản trị doanh nghiệp) vào chiến lược phát triển. 

Phân bón Cà Mau không ngừng nghiên cứu và cải tiến, đưa ra các giải pháp tiết kiệm năng lượng. Năm 2022, Nhà máy Đạm Cà Mau lọt Top 10% nhà máy có mức tiêu hao năng lượng thấp nhất thế giới do Haldor Topsoe bình chọn.

Công ty cũng có nhiều đầu tư công nghệ tiến tiến giảm thiểu tác động môi trường, giảm phát thải, triển khai thúc đẩy nhiều chương trình hướng mục tiêu giảm lượng phân bón hoá học trên đồng ruộng, quan tâm đến biến đổi khí hậu và nghiên cứu các giải pháp về năng lượng bền vững. 

Tại Phân bón Cà Mau, đời sống cán bộ nhân viên được quan tâm chăm sóc toàn diện từ thể lực tới trí lực, từ vật chất đến tinh thần, và trên hết là tuyệt đối chấp hành các quy định về an toàn lao động. Hơn thế, HĐQT và Ban Lãnh đạo công ty quản trị minh bạch, có trách nhiệm và quản lý tốt các rủi ro.

Phân bón Cà Mau nhận được nhiều tình cảm từ hành trình Bếp ăn yêu thương 2023. 

Phân bón Cà Mau nhận được nhiều tình cảm từ hành trình Bếp ăn yêu thương 2023. 

Các hoạt động trách nhiệm xã hội ngày càng rõ nét và sâu sắc

Qua 12 năm phát triển, các hoạt động trách nhiệm xã hội của công ty đã ngày càng rõ nét, toàn diện, sâu sắc, thể hiện qua các yếu tố môi trường, xã hội và nội bộ doanh nghiệp. 

Phân bón Cà Mau luôn tích cực triển khai các chương trình hướng dẫn kỹ thuật canh tác giúp nông dân sử dụng sản phẩm đúng kỹ thuật, tiết giảm lượng phân bón nâng cao hiệu quả sản xuất cho nhà nông. Bên cạnh được tặng phân bón trải nghiệm thực tế, hàng nghìn nông dân đã được trang bị những kiến thức canh tác thông minh qua các chương trình này, đóng góp vào phát triển nền nông nghiệp xanh bền vững.

Đối với hoạt động an sinh xã hội, năm 2023, Phân bón Cà Mau tiếp tục hành trình gieo niềm tin và sức sống mới đến mọi miền. Giáo dục và y tế vẫn là hai lĩnh vực được công ty ưu tiên hàng đầu.

Trải qua một thập kỷ vì cộng đồng, tập thể Phân bón Cà Mau hạnh phúc và tự hào vì giá trị vun đắp: 1.485 căn nhà trao tặng người nghèo, người có công; 10.000 suất học bổng giành cho học sinh các cấp và sinh viên; 56 công trình trường học, thư viện; 13 công trình y tế, 22 cây cầu; mạng lưới đường giao thông nông thôn; chăm sóc phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng, người có công với cách mạng,…

Không chỉ vậy, tinh thần tương thân tương ái được khẳng định qua các chương trình tiếp sức nhu yếu phẩm trong khó khăn đại dịch, trong mùa bão giông lũ lụt hàng năm. Những bao gạo ấm lửa của bếp ăn yêu thương được trao tới các bệnh nhân khó khăn và sách vở dụng cụ học tập cho học sinh vùng thiếu thốn. 

Lần thứ hai liên tiếp Phân bón Cà Mau vinh dự được vinh danh doanh nghiệp vì cộng đồng, góp phần tạo động lực để công ty vững chí, bền tâm trên con đường phát triển, cùng nền nông nghiệp Việt Nam thêm bền vững hơn, thịnh vượng hơn.

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm