| Hotline: 0983.970.780

Phân bón cho hồ tiêu thời kỳ kiến thiết cơ bản

Thứ Sáu 31/07/2015 , 06:05 (GMT+7)

Hiện nay giá hồ tiêu khá hấp dẫn, nhiều bà con muốn mở rộng diện tích trồng với bất cứ giá nào, kể cả những vùng đất không thích hợp hồ tiêu. 

Cũng có bà con mới vào nghề nên chưa hình dung được cây hồ tiêu rất mẫn cảm với các loại sâu, bệnh. Các loại sâu bệnh phần lớn phát sinh từ đất cũng như từ một số loại phân bón.

Kinh nghiệm của những người trồng hồ tiêu năng suất cao cho thấy phân bón có quan hệ chặt chẽ với năng suất hồ tiêu. Những vườn hồ tiêu đạt 6 -10 tấn/ha phần lớn nhờ bón một khối lượng phân khá lớn, trong đó phân hữu cơ đóng vai trò chủ lực. 

phn-bon-20-20-15-te094131258phn-bon-16-16-8-13s094131417

Muốn hồ tiêu sinh trưởng và phát triển tốt, cây ít bị bệnh tật, sức sống khoẻ và cho năng suất cao, cần phải được trồng trên đất có tầng canh tác dày, đất tơi xốp, nhiều mùn và thoát nước tốt. Nếu trồng trên đất có tiêu chuẩn kém hơn thì chế độ  bón phân và chăm sóc phải được đầu tư hết sức cẩn thận. 

Đặc điểm: Hồ tiêu thuộc cây công nghiệp lâu năm, nhưng là thân leo, có bộ lá phát triển dày đặc, ưa sáng, chịu được nhiệt độ cao nhưng không quá 350C. Cần nước nhưng không chịu được úng. Mẫn cảm với sâu bệnh trong đó có các bệnh virus, vi khuẩn, nấm và tuyến trùng. Vì vậy kỹ thuật trồng, chăm sóc hồ tiêu cần được chú ý hơn so với các cây công nghiệp khác.

Phân bón cho hồ tiêu cần bảo đảm đủ dinh dưỡng cho phát triển thân lá cân đối. Nhưng cũng cần chú ý để phân bón không  trở thành là nguồn sâu bệnh hại hồ tiêu. Muốn giúp cho đất quanh gốc hồ tiêu tơi, xốp thoáng khí thì cần bón phân hữu cơ hoai mục, lượng phân hữu cơ không hạn chế.

Như vậy hàng năm, đầu mùa mưa ngoài việc bón vôi xử lý đất thì cần bón cho mỗi gốc khoảng 20 - 50 kg phân hữu cơ hoai mục kết hợp vun gốc cao để thoát nước cho tiêu. Về phân hóa học nên sử dụng các loại phân như sau:

- Thời kỳ kiến thiết cơ bản có thể dùng một trong các loại phân bón Đầu Trâu 16-16-8-13S hoặc 20-20-15 TE. Mỗi năm có thể bón từ 3 - 4 đợt. Mục tiêu bón phân thời kỳ này là để cây vươn cao nhanh, thân khỏe, ra lá tốt, đủ sức để cho quả tốt. Mỗi lần bón khoảng 150 - 250 gr/gốc 1 trong 2 loại phân nói trên, kết hợp vun gốc, tưới đủ nước, nhất là trong mùa khô.

- Phân bón thời kỳ kinh doanh: Kết hợp phân NPK 16-16-8-13S và chủ lực là loại phân NPK 14-7-17- 5S-5Mg. Công thức phân bón tính theo nguyên chất là 15-10-18 -4S -5Mg. Các công thức có tỷ lệ đạm từ 14 - 16, lân từ 7 - 8, kali từ 17 - 20 đều được. Vậy ngoài các loại phân nói trên bà con có loại phân nào thì sử dụng loại đó.

Nhưng cũng dựa theo tỷ lệ N:P:K như đã giới thiệu ở trên.

Cách bón:

Đợt đầu mùa mưa bón 16-16-8 13S TE hoặc 20-20-15 TE và các đợt sau

Quy trình bón phân:

 

Thời kỳ bón

Loại phân NPK

g/gốc

N

P205

K20

 

S

 

Mgo

Đầu mùa mưa

16-16-8-13S-TE

300

48

48

24

39

 

Giữa mùa mưa

14-7-17-4S-5Mg

300

42

21

54

12

15

Giữa mùa mưa

14-7-17-4S-5Mg

300

42

21

54

12

15

Gần cuối mưa

14-7-17-4S-5Mg

300

42

21

54

12

15

Tổng cộng(g/gốc)

 

1200

174

111

182

75

45

Như vậy với mật độ bình quân 2.000 trụ/ha thì mỗi năm bón 350 kg N, 220 kg P205, 360 K20, 150 kg S, 90 kg MgO,  tương đương với 2.400 kg NPK. Bà con nhớ rằng bón đủ tỷ lệ N:P:K và các chất trung vi lượng để làm cho tiêu to hạt, hạt chắc, chín đều và giảm bớt sâu bệnh.

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Xúc động những bức tranh tuyên truyền bệnh dại của học sinh

Bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Long An chia sẻ: 'Khi nhận các bức tranh dự thi tuyên truyền bệnh dại của các em học sinh, chúng tôi rất xúc động'.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.