| Hotline: 0983.970.780

Phân bón Hà Anh 'ghi điểm'

Thứ Ba 15/10/2019 , 08:44 (GMT+7)

Với phương châm “Màu xanh cho đất, mùa vàng bội thu”, sản phẩm phân bón Hà Anh hướng đến một nền nông nghiệp sạch, đảm bảo chất lượng nông sản, thân thiện môi trường.

08-19-09_nh_1
Nhờ sử dụng phân bón Hà Anh vườn cam của nhà anh Hiền sai trĩu quả.

Là một doanh nghiệp nhập khẩu và sản xuất phân bón lớn với sản lượng phân bón bán ra hàng năm trên 500 ngàn tấn, các sản phẩm phân bón nhập khẩu của Công ty CP Xuất nhập khẩu Hà Anh như đạm Urê, Kali Clorua, Kali Sunphate, Sulphat Amoni (SA)… rất quen thuộc với nông dân cả nước.

20 năm qua, các sản phẩm phân bón hỗn hợp NPK do Hà Anh sản xuất đã có mặt tại thị trường đồng bằng Bắc Bộ, vùng trung du và miền núi phía Bắc, khu vực miền Trung... Hàng trăm ngàn hộ nông dân ưa chuộng sử dụng phân bón của Hà Anh để bón cho lúa ngô, cam, bưởi và các loại cây trồng khác bởi hiệu quả cao, chất lượng sản phẩm tốt, giá cả hợp lý.

Theo đánh giá của nhiều nông dân, sử dụng phân bón của Hà Anh giúp bộ rễ cây phát triển tốt, sinh trưởng khỏe, sung sức, chống sâu bệnh hại, lá xanh, quả đồng đều nên mã đẹp, bắt mắt.

Là một trong những hộ nông dân “trung thành” với phân bón Hà Anh, anh Lê Công Hiền (xóm Bưng, xã Hương Nhượng, huyện Lạc Sơn, Hòa Bình) chia sẻ, gia đình anh đang trồng 6 ha cam với 5.000 gốc, chủ yếu là cam Canh và cam Vinh. Mỗi năm, anh đầu tư khoảng 200 triệu đồng để mua các loại phân bón của Hà Anh chăm sóc cho vườn cam. Nhờ thực hiện tốt quy trình chăm sóc, sử dụng phân bón chất lượng cao, vườn cam vào vụ thu hoạch đều sai trĩu quả.

Anh Hiền bảo, trước đây anh chủ yếu bón phân lợn, gà chưa chế biến kỹ và một ít phân đơn cho vườn cam. Do đó, cây còi cọc, dễ bị nấm bệnh; quả kém chất lượng, không đạt yêu cầu để đưa ra thị trường. Song, gần 3 năm nay, anh đã chuyển hẳn sang sử dụng các loại phân bón của Hà Anh như phân NPK, Kali clorua, Kali Sulphat…

“Vườn cam nhà tôi như được tái sinh nhờ phân bón Hà Anh, cây sinh trưởng tốt, lá dày và xanh. Quả ngọt, đẹp mã, vỏ mỏng, tép giòn… Năm 2017, 2018, sản lượng quả thu được rất cao, khoảng 250 tấn quả/năm. Dự kiến, năm nay sản lượng tương đương năm ngoái”, anh Hiền khoe.

Anh Bùi Văn Hiến (xóm Cọi, xã Hương Nhượng) thổ lộ, gia đình anh cũng đang sử dụng phân bón Hà Anh để bón cho vườn cam, táo và bưởi. Mỗi đợt bón, anh chỉ bón lót khoảng 1kg phân NPK và bón thúc 0,2 – 0,25 kg Kali trắng tức Kali Sulphat/cây. Cây trồng vẫn đủ chất dinh dưỡng và khỏe, cho năng suất cao.

Còn ông Vũ Xuân Tiến (huyện Mộc Châu, Sơn La) bộc bạch, cả đồi ngô của gia đình ông chủ yếu bón phân NPK Hà Anh. Nhờ vậy, mà cây ngô rất khỏe, bắp to và đều, hứa hẹn một vụ một vụ mùa thắng lợi.

08-19-09_nh_2
Vườn ngô của ông Tiến cho bắp to, đều nhờ phân bón Hà Anh.

“Hà Anh không chỉ bán phân bón chất lượng tốt mà công ty rất sát sao, luôn đồng hành, chia sẻ với người nông dân. Nhiều cán bộ của công ty sẵn sàng cầm tay chỉ việc, hướng dẫn bà con cách bón phân, chăm sóc để đạt năng suất cao hơn”, ông Tiến chia sẻ.

Các đại lý phân phối phân bón, vật tư nông nghiệp trên vùng cao cho rằng, các sản phẩm phân bón của Hà Anh có chất lượng tốt, giá cả hợp lý. Sau một, hai vụ sử dụng được bà con rất ưa chuộng và mua nhiều. Sản lượng phân bón bán ra tăng mạnh theo từng năm.

Chị Phạm Thị Thu Hiền, chủ cửa hàng phân bón Hiền Tú (huyện Mộc Châu, Sơn La) cho hay, năm 2017, chị bắt đầu bán phân bón của Hà Anh. Thời gian đầu, nông dân chưa biết đến phân bón Hà Anh nên chị chỉ bán được khoảng 500 tấn. Sau một thời gian sử dụng, bà con nhận thấy phân bón Hà Anh giúp cây phát triển mạnh, khỏe và giá cả hợp lý nên từ vụ sau, họ bảo nhau dùng. Từ đầu năm 2019 đến nay, chị đã cung ứng hàng ngàn tấn NPK Hà Anh cho các đại lý khác. Trong đó, chủ yếu là 2 dòng sản phẩm NPK 12-5-10 và NPK 5-10-3+8S.

Cũng giống như chị Hiền, chủ cửa hàng giống cây trồng, vật tư nông nghiệp Phạm Văn Thiên (huyện Lạc Sơn, Hòa Bình) chia sẻ, phân bón Hà Anh bán rất nhanh, chưa khi nào bị tồn kho. Bà con phản hồi, bón rất tốt, cây khỏe, năng suất cao, nên họ luôn tin tưởng, sử dụng.

08-19-09_nh_3
Cửa hàng vật tư nông nghiệp của ông Phạm Văn Thiên (huyện Lạc Sơn, Hòa Bình) đang nhập thêm phân bón Hà Anh để cung ứng cho nông dân.

Ông Nguyễn Minh Toàn, Phó Tổng Giám đốc Cty CP Xuất nhập khẩu Hà Anh cho biết, hiện Cty nhập khẩu và sản xuất hàng chục loại phân bón (phân đạm Urê, Kali clorua, Kali Sulfat, SA nhập khẩu, các phân hỗn hợp NPK: 5-10-3+8S, 8-7-3+8S, 10-5-5+10S; 12-5-10, 16-16-8, 16-8-16, 19-16-17…). Thị trường tiêu thụ sản phẩm phân bố rộng…

“Hàng năm, Cty thường xuyên phối hợp với Hội Nông dân, Hội Phụ nữ và các công ty, đại lý trên địa bàn các tỉnh để mở các lớp tập huấn, hướng dẫn nông dân cách thức sử dụng phân bón hiệu quả, cách nhận biết các loại phân bón, giá trị dinh dưỡng của phân bón, cách phân biệt phân bón giả, kém chất lượng trên thị trường”, ông Toàn cho biết thêm.

Xem thêm
Thuốc diệt mầm cỏ ruộng lúa Bé Bụ 30SE sản xuất theo công nghệ mới

Thuốc diệt mầm cỏ ruộng lúa Bé Bụ 30SE là sản xuất theo công nghệ mới, diệt trừ được nhiều loại cỏ như đuôi phụng, lồng vực, cháo, chác, rau mác, rau mương... rất an toàn.

Bộ đôi Advance và Advance Pro: Định nghĩa mới về độ đạm chuẩn cho tôm

Advance và Advance Pro là bộ đôi thức ăn hàng ngày từ Grobest Việt Nam, giúp người nuôi đối phó với tình hình giá tôm giảm mạnh và chi phí nuôi tăng cao hiện nay.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm