| Hotline: 0983.970.780

Phật thủ - thuốc kiện tỳ

Thứ Ba 26/02/2013 , 10:14 (GMT+7)

Phật thủ hương thơm, cay, tán, đắng giáng ôn, thông nên dùng chữa các chứng khí trệ can uất, can vị không hoà...

Cây phật thủ có tên khoa học Citrus medica var. sarcodactilis (Noot) Swingle. Họ cam quýt (Rutaceae). Quả phật thủ theo đông y còn gọi Phật thủ phiến, Phật thủ cam. Tên khoa học Citrus medica L. var svcodactylus SW. (Citrus medica L var digitata Riss.), thuộc họ Cam quýt (Rutaceae). Quả Phật thủ có hình dáng nắm tay của phật.

Cây phật thủ như thân, lá, vỏ quả đều có chứa tinh dầu, hoạt chất như lisnonoid, hesperosid…; nhiều vitamin B1, B6, B12, C, E…và khoáng chất như kẽm, canxi, sắt, selen…Đặc biệt trong quả chứa tinh dầu và một chất Flavonoit gọi là Hesperidive có công C25H21O15. Phật thủ thường dùng để ăn, làm mứt hay làm thuốc. Quả phật thủ dùng làm thuốc phải hái khi vỏ còn xanh hoặc ngả vàng, thái lát dọc phơi khô (phật thủ phiến) và bảo quản trong bình kín.

Đông y cho rằng, phật thủ vị cay, hơi đắng và chua, tính ôn vào 3 kinh phế và tỳ, vị. Có công dụng lý khí, hành khí giải uất đối với các loại khí trệ, khí nghịch, thư can, chỉ thống, ngừng đau, cầm nôn mửa, mạnh tỳ chữa ho. Hương thảo làm tỉnh tỳ, lý khí, khai vị công năng rất tốt.

Tài liệu của Trung Quốc nói phật thủ chữa được tính truyền nhiễm của bệnh viêm gan trẻ em. Theo “Dược tính chỉ nam”, Phật thủ còn chữa được cả chứng đi lỵ bị rặn nhiều và chứng đau bụng hoắc loạn. Nhưng chứng lỵ đã lâu mà khí lực quá yếu mệt, thì cũng không nên dùng nó.

Phật thủ chủ trị khí trệ ở can vị ngực bụng trướng đau. Phật thủ hương thơm, cay, tán, đắng giáng ôn, thông nên dùng chữa các chứng khí trệ can uất, can vị không hoà tạo nên các chứng hiếp can trướng thống, quản phúc (bụng), lí mẫn, nôn mửa ăn ít. Phật thủ thư can giải uất, trị chứng đàm (đờm) khí giao trở sinh ế cách, chữa tràng nhạc (bệnh lao hạch ở 2 bên cổ).

Tuy nhiên lưu ý người nhiệt, âm hư không nên dùng.

Dưới đây là một số cách trị bệnh từ phật thủ.

* Kiện tỳ, trợ tiêu hóa: 15g gạo, 100g đường phèn. Nấu phật thủ lấy nước rồi nấu cháo ăn vào các buổi sáng.

* Chán ăn, không tiêu, ngực sườn trướng đau, buồn nôn, nhiều đờm, đau mỏi lưng: Quả phật thủ 30g, rượu 5 lít. Phật thủ thái nhỏ để ráo nước ngâm rượu. Cứ 5 ngày có thể lấy ra uống, mỗi lần 15 - 20ml vào trước bữa cơm chiều.

* Chữa tiêu hóa không tốt, không tiêu: Quả phật thủ 50g thái mỏng rồi hong gió cho khô, xuyên tiêu 12g, sa nhân 12g, tiểu hồi hương 12g. Tất cả tán bột, hòa nước sôi để ấm rồi uống. Ngày 2 lần.

* Đau bụng do lạnh: Phật thủ khô 15g, gạo rang 30g. Sắc uống ngày 3 lần.

* Trị ợ hơi: Vỏ quả phật thủ tươi ướp đường nhằn ít một rồi nuốt.

* Trị viêm loét dạ dày - hành tá tràng: Rễ cây phật thủ 30g nấu với dạ dày lợn lượng đủ dùng nấu chín ăn.

* Chữa đau gan và dạ dày: Quả phật thủ tươi 10g, thanh bì 6g, sắc nước uống. Hoặc hoa phật thủ 10g, hương phụ 10g, ô dược 6g, sa nhân 15g, bạch thược 15g, cam thảo 3g, sắc nước uống.

* Chữa ho suyễn, nhiều đờm, khó thở: Quả phật thủ 9 – 15g, vỏ củ gừng (khương bì) 5 - 9g, lá hoắc hương 9g. Sắc lấy nước uống.

* Viêm amidan: Hoa phật thủ 10g, hoa hồng 10g, hoa tường vi 10g, hoa mai 6g. Sắc nước ngậm, súc miệng hoặc uống.

* Chữa viêm phế quản mạn tính: Phật thủ tươi 1 – 2 quả thái nhỏ để vào cái bát to với lượng đường mạch nha vừa dùng, đun cách thủy cho đến khi phật thủ chín nhừ. Dùng trong 3 tuần, mỗi lần ăn một thìa to.

* Đau bụng kinh: Phật thủ tươi 30g, đương quy 6g, gừng tươi 6g, rượu gạo 30g, nước vừa đủ. Sắc uống.

* Bạch đới ra nhiều: Phật thủ 30g, lòng lợn non dài khoảng 0,5 – 1m. Ninh chín ăn liền 5 – 7 ngày.

* Bệnh hạ tiêu (đái tháo đường, nước tiểu đục…): Rễ cây phật thủ 15 – 25g, ruột lợn non 1 bộ. Nấu kỹ để ăn.

* Động kinh: Rễ cây phật thủ 30g, gà mái tơ lông trắng 1 con làm sạch cho vào ninh chín gà. Uống nước, ăn gà.

* Chữa say rượu: Phật thủ tươi 30g. Sắc nước uống.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm