| Hotline: 0983.970.780

Đa dạng sinh kế dưới tán rừng ngập mặn

Phát triển kinh tế rừng ngập mặn bền vững

Thứ Năm 23/03/2023 , 08:46 (GMT+7)

Rừng đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của Cà Mau, do đó địa phương ban hành nhiều chính sách bảo vệ và phát triển kinh tế rừng bền vững.

Cây keo lai được 5 năm tuổi tại khu du lịch sinh thái Sông Trẹm (huyện U Minh). Ảnh: Trọng Linh.

Cây keo lai được 5 năm tuổi tại khu du lịch sinh thái Sông Trẹm (huyện U Minh). Ảnh: Trọng Linh.

Tiềm năng phát triển kinh tế rừng

U Minh được biết đến là một trong những huyện khó khăn của tỉnh Cà Mau, bốn bề là tràm, lau sậy mọc um tùm, nước nhiễm phèn nặng nên thời gian dài đời sống của người dân dưới tán rừng gặp rất nhiều khó khăn, có người vì không chịu nổi cực khổ phải rời đi nơi khác lập nghiệp.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, với sự quan tâm của các cấp, các ngành, trong việc đầu tư các công trình phục vụ cho việc phát triển kinh tế rừng, cộng với việc người dân và các chủ rừng mạnh dạn đầu tư các mô hình trồng rừng mới, tích cực chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, kết hợp khai thác tốt các sản vật dưới tán rừng nên đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, các làng rừng ngày một thay da đổi thịt.

Gia đình ông Nguyễn Văn Nhanh, ở ấp 12, xã Khánh Lâm (huyện U Minh), hiện có hơn 42ha rừng, trong đó, ông trồng 36ha tràm úc và 6ha keo lai, bên cạnh đó, các bờ bao còn được gia đình ông tận dụng trồng chuối và keo lai để tăng thêm thu nhập. Những ngày qua, gia đình ông Nhanh vừa khai thác xong 10ha cây tràm, thu về hơn 600 triệu đồng nên rất phấn khởi.

Empty

Theo ngành lâm nghiệp tỉnh Cà Mau, hiện nay cây keo lai có giá trị kinh tế cao thị trường đầu ra ổn định. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Nhanh, phấn khởi cho biết: “Gia đình tôi sau khi thu hoạch tiếp tục trồng nối đuôi cứ 4 - 5 năm thu hoạch một lần. Đối với cây tràm Úc, gia đinh trồng được 10ha, mỗi ha gia đình thu hoạch từ 80 - 85 triệu đồng, 10ha tràm cũng đem về cho gia đình hơn 800 triệu đồng”.

Gia đình ông Võ Minh Giàu, ở ấp 12, xã Khánh Lâm (huyện U Minh) cũng vừa khai thác 16/22ha rừng tràm của gia đình, thu về lợi nhuận hàng tỷ đồng. Đó là thành quả mà gia đình ông Giàu nỗ lực, phấn đấu xuyên suốt hàng chục năm qua. Qua đó, cũng cho thấy kinh tế rừng ngày càng mang lại hiệu quả, cho người dân nguồn thu nhập khá. Ngoài thu nhập chính từ rừng thì người dân còn thu rất nhiều huê lợi dưới tán rừng mà thiên nhiên ban tặng như: cá đồng, mật ong…

Theo ông Võ Minh Giàu, chia sẻ về hiệu quả kinh tế rừng trong những năm gần đây cuộc sống người dân sống ở vùng U Minh Hạ rất đói khổ, tuy nhiên từ khi Nhà nước đầu tư nhiều chính sách phát triển rừng, đã tạo cuộc sống sinh kế cho người dân ổn định trả hết nợ ngân hàng, xây dựng nhà cửa khang trang.

Empty

Theo nhiều hộ dân tại lâm phần U Minh Hạ, từ khi đại dịch Covid đến nay giá trạm giảm mạnh, mỗi héc ta chỉ thu hoạch từ 50 60 triệu đồng ,so với thời điểm trước đại dịch giảm hơn 3 lần (từ 160 - 200 triệu/ha). Ảnh: Trọng Linh.

Chuyển đổi cơ cấu sản xuất phù hợp

Gia đình ông Nhanh, ông Giàu là hai minh chứng sinh động trong việc nỗ lực vượt khó vươn lên làm giàu từ đất rừng. Tuy nhiên, hiện nay giá cây tràm có xuống giá so với trước đây, lợi nhuận của người dân có giảm nhưng hầu hết cuộc sống của người dân dưới tán rừng đều được cải thiện đáng kể. Để bù đắp cho việc giảm thu nhập từ cây tràm, hiện nhiều hộ dân đã mạnh dạn đầu tư phát triển cây keo lai, nhằm mang lại giá trị cao hơn trong sản xuất. 

Song song đó, người dân cũng tích cực, sáng tạo, đầu tư phát triển thêm nhiều mô hình kinh tế kết hợp dưới tán rừng như: tận dụng bờ bao trồng màu, trồng chuối hay thuê hẳn bờ bao lâm phần của vườn Quốc gia U Minh Hạ để trồng chuối lấy lá. Trung bình, mỗi hộ thuê từ 5 -10km bờ bao với giá thuê mỗi tháng 800 đồng/km. Từ mô hình này cũng mang về cho người dân nguồn thu nhập khá.

Bà Nguyễn Hải Vân, ở ấp 13, xã Khánh An, một trong những hộ thuê bờ bao Vườn quốc gia U Minh Hạ trồng chuối lấy lá cho biết: Một ngày hai vợ chồng bà rọc lá chuối thu nhập cũng được 1 triệu đồng, ngoài chưa kể tiền bán chuối, tổng thu nhập mỗi tháng của hai vợ chồng khoảng 50 triệu đồng.

Empty

Tận dụng tán rừng người dân trồng nuôi sò huyết, nghêu, tôm, cua, cá...đem lại lợi nhuận khá cao.Ảnh: Trung Chánh.

Chưa dừng lại ở đó, người dân dưới tán rừng còn mạnh dạn chuyển đổi mô hình sản xuất, nếu như trước đây, phần lớn diện tích sản xuất nông nghiệp gắn liền với phần đất rừng, chủ yếu là sản xuất lúa, sau nhiều năm thực hiện không hiệu quả, hiện nay, nhiều hộ dân đã mạnh dạn đầu tư phát triển mô hình sản xuất kết hợp như trồng bồn bồn, bông súng và nuôi cá đồng, từ các mô hình này đã mang về nguồn thu nhập khá cho người dân, giúp người dân lấy ngắn nuôi dài để chờ đến ngày rừng đủ tuổi khai thác.

Ông Nguyễn Chí Tâm, ở ấp 13, xã Khánh An (huyện U Minh, tỉnh Cà Mau) cho biết: “Mô hình trồng bồn bồn, bông súng kết hợp với nuôi cá mỗi năm đem về cho gia đình thu nhập hơn 300 triệu đồng”.

Ông Ngô Thanh Phong, Chủ tịch UBND xã Khánh An (huyện U Minh, tỉnh Cà Mau) cho biết về hiệu quả kinh tế rừng: Hiện nay trong khu vực lâm phần ngoài diện tích trồng rừng, keo lai, tràm dưới tán rừng bà con còn kết hợp khu bao quanh bờ để trồng chuối và dừa, còn dưới ao người dân nuôi cá đồng. Từ nguồn thu nhập kết hợp này đem lại kinh tế ổn định hàng tháng cho từng hộ trên 10 triệu đồng.

Ngoài các nguồn thu trên, rừng còn ban tặng cho người dân nhiều sản vật quý giá như: nguồn lợi cá đồng tự nhiên, lươn, rùa, rắn, đặc biệt là ong mật, mỗi năm một gia đình dưới tán rừng thực hiện nghề gác kèo ong có thể thu về hàng trăm lít mật.

Hiện nay, mật ong đã trở thành một sản phẩm quà tặng đặc trưng của xứ rừng U Minh và là top 100 đặc sản quà tặng của Việt Nam nên giá trị của mật ong rừng U Minh hạ cũng ngày càng được nâng lên.

Empty

Bên cạnh đó, những năm gần nay nhờ thu hút mở rộng phát triển du lịch sinh thái, nghề gác kèo ong được nhiều người biết đến và đặt hàng, nên giá trị kinh tế từ ong mật rất cao. Ảnh: Trọng Linh.

Nghệ nhân gác kèo ong Trần Văn Nhì, ở ấp 1, xã Nguyễn Phích cho biết: Từ đâu năm đến nay gia đình thu hoạch 200 lít mật ong, trước đây ong mật không bán được giá cao do không kết nối được thị trường. Từ khi nhà nước đầu tư phát triển du lịch sinh thái có nhiều khách du lịch đến Vườn Quốc gia U Minh Hạ tham quan hơn từ đó các sản phẩm của địa phương ngày được quảng bá có nhiều đơn đặt hàng lấy ong mật chủ yếu từ Cần Thơ, TP. Hồ Chí Minh…nhờ đó giá mật ong ổn định khoảng 500.000 đồng/lít.

Ông Lê Hồng Thịnh, Phó Chủ tịch UBND huyện U Minh, chia sẻ: Với tổng diện tích tự nhiên là hơn 77.155ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp là gần 44.000 ha, diện tích đất có rừng sản xuất hơn 38.600ha.

Thời gian qua, huyện U Minh không ngừng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng. Thấy rõ được vai trò đặc biệt quan trọng của rừng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu.

Theo ông Thịnh, hiện nay huyện U Minh phối hợp các ngành có liên quan cấp tỉnh xây dựng hoàn thiện phương án quản lý rừng bền vững, cũng như việc đánh giá cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững. Xây dựng mô hình kinh tế hợp tác liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp cho 2 khu vực doanh nghiệp và hộ dân cư.

Đồng thời, xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm: khuyến khích các doanh nghiệp, HTX tham gia hội chợ giới thiệu sản phẩm đăng trên Website của huyện… Trồng rừng gỗ lớn so với trồng cây tràm, cây đước có giá trị kinh tế cao hơn gấp 30%, đầu ra tương đối ổn định. Tuy nhiên vùng đất huyện U Minh là vùng đất mềm trũng, nên việc trồng gỗ lớn gặp nhiều khó khăn.

Đồng thời, phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho các hộ sản xuất lâm nghiệp, những người làm việc tại các đơn vị quản lý rừng, doanh nghiệp, chính quyền cơ sở có quản lý rừng. Người trồng rừng các kiến thức liên quan đến quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững, chứng chỉ rừng, cải thiện chất lượng cây giống; kỹ thuật trồng rừng gỗ lớn, chuyển hóa rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn.

“Kinh tế rừng phát triển kéo theo đời sống của người dân dưới tán rừng cũng ngày càng được nâng lên, giờ đây đi trên những cánh rừng bạt ngàn, chúng ta không khó để bắt gặp những ngôi nhà mới khang trang, cộng với hệ thống giao thông thông suốt, điện kéo về thắp sáng mọi nhà, tất cả đã làm cho vùng quê nghèo khó ngày nào giờ đây bừng sáng", Ông Lê Hồng Thịnh nhận định.

Xem thêm
Gìn giữ những thành lũy tre xanh mát

Bình Dương Khu bảo tồn tre lớn nhất Việt Nam - làng tre Phú An - là nơi bảo tồn nguồn gen tre lớn nhất khu vực Đông Nam Á, đang gìn giữ những thành lũy xanh mát...

TP.HCM nghiên cứu lập đề án phủ kín rừng phòng hộ Cần Giờ

TP.HCM nghiên cứu Đề án phủ kín và mở rộng rừng phòng hộ Cần Giờ. Từ đó, tạo ra giá trị lớn hơn, hướng tới bán tín chỉ carbon, thu lợi từ rừng.

Tăng cường tập huấn phòng chống cháy rừng tại các phân trường

Sóc Trăng Ngoài chuẩn bị tốt phương án xử lý khi có cháy rừng, lãnh đạo Sóc Trăng đề nghị ngành kiểm lâm tăng cường tập huấn cho lực lượng làm nhiệm vụ tại các phân trường.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm