| Hotline: 0983.970.780

Phát triển nông nghiệp thông minh nơi vùng cao biên giới

Thứ Tư 05/05/2021 , 16:49 (GMT+7)

Tỉnh biên giới Cao Bằng xây dựng Đề án phát triển nông nghiệp thông minh và coi đây là đột phá chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội của địa phương..

Mô hình trồng dưa trong nhà lưới đem lại hiệu quả kinh tế cao tại xã Hưng Đạo, TP. Cao Bằng. Ảnh: Công Hải.

Mô hình trồng dưa trong nhà lưới đem lại hiệu quả kinh tế cao tại xã Hưng Đạo, TP. Cao Bằng. Ảnh: Công Hải.

Để tiếp tục phát huy kết quả đạt được và khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế trong sản xuất nông nghiệp, ngành nông nghiệp tỉnh Cao Bằng đã phối hợp với các sở, ngành, địa phương tham mưu tỉnh ban hành Đề án nông nghiệp thông minh tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Ông Bế Xuân Tiến, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Cao Bằng cho biết: Để tiếp tục đưa ngành nông nghiệp phát triển theo đúng kỳ vọng, tỉnh Cao Bằng sẽ cần chú trọng vào quy hoạch, phát triển vùng sản xuất trên các lĩnh vực phù hợp với đặc điểm, điều kiện của từng địa phương. Đa dạng hóa các hình thức liên kết giữa người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã trong sản xuất và tiêu thụ nông sản.

Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông sản của tỉnh thông qua các hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế. Triển khai các cơ chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh để tạo điều kiện cho nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư phát triển. Hy vọng rằng mục tiêu xây dựng và phát triển nông nghiệp thông minh sẽ tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ, đưa nền nông nghiệp của tỉnh phát triển bền vững.

Trong đó, xác định mục tiêu hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp để ổn định sản xuất, vùng phát triển sản xuất tập trung các cây trồng, vật nuôi chủ lực, xây dựng vùng nông nghiệp thông minh ứng dụng công nghệ cao phù hợp với các cây trồng, vật nuôi có tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.

Xây dựng nền nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa tập trung, các sản phẩm có năng suất, chất lượng đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật VietGap, GlobalGap, hữu cơ... và sức cạnh tranh cao, đáp ứng yêu cầu, nhu cầu trong và ngoài tỉnh, đồng thời phục vụ xuất khẩu. Tạo bước đột phá trong tăng trưởng kinh tế ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

Mô hình trồng nho hạ đen của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ xanh CAB. Ảnh: Công Hải.

Mô hình trồng nho hạ đen của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ xanh CAB. Ảnh: Công Hải.

Về trồng trọt, tỉnh Cao Bằng tiếp tục ổn định diện tích sản xuất nông nghiệp hằng năm, duy trì và sử dụng hiệu quả 30.000ha đất trồng lúa, bảo đảm an ninh lương thực, quy hoạch các vùng trọng điểm trồng lúa chất lượng cao (Japonica), lúa đặc sản (Pì Pất, nếp Hương, nếp Ong). Tiếp tục phát triển các loại cây công nghiệp như: thuốc lá, sắn, lạc, mía... trên cơ sở sử dụng giống mới, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng.

Phát triển các cây trồng ứng dụng công nghệ thông minh, công nghệ cao với diện tích trên 1.990ha với các cây trồng như: gừng, nghệ, chanh leo, lê, cam, quýt, dẻ… Chú trọng vào khâu chọn giống, kỹ thuật sản xuất, công nghệ bảo quản, chế biến, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật VietGap, hữu cơ... phù hợp với từng loại cây trồng.

Tăng cường áp dụng các quy trình về trồng rừng và trồng rừng thâm canh trên các vùng sinh thái khác nhau. Triển khai thực hiện việc giao rừng, cho thuê rừng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp. Tập trung triển khai các dự án trồng rừng với tổng diện tích cả giai đoạn khoảng 29.500ha.

Mô hình lúa nếp hương đặc sản tại xã Xuân Trường, huyện Bảo Lạc. Ảnh: Công Hải.

Mô hình lúa nếp hương đặc sản tại xã Xuân Trường, huyện Bảo Lạc. Ảnh: Công Hải.

Trong lĩnh vực chăn nuôi, tập trung phát triển chăn nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng nhằm đa dạng hóa vật nuôi, triển khai các giải pháp chuyển đổi từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung gia trại, trang trại.

Hình thành các khu, dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, đặc biệt là các dự án: Trang trại bò sữa và chế biến sữa công nghệ cao tại huyện Quảng Hòa; chăn nuôi lợn tập trung tại các huyện: Trùng Khánh, Hòa An, Hà Quảng. Tiếp tục thu hút các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư các dự án chăn nuôi tập trung, quy mô lớn.

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc

Ngày 3/5, tại phường Hải Xuân, TP Móng Cái, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện và tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Diện tích trồng hoa, cây cảnh của Hà Nội tăng hơn 13 lần trong 19 năm

Diện tích trồng hoa, cây cảnh của Hà Nội đã tăng một mạch từ 610ha năm 2005 lên khoảng 8.000ha trong thời điểm hiện tại.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.