| Hotline: 0983.970.780

Phát triển nuôi biển kết hợp du lịch tại sao không?

Thứ Năm 19/05/2022 , 10:37 (GMT+7)

Khánh Hòa là địa phương có nhiều thuận lợi phát triển nuôi biển kết hợp với du lịch và theo nhiều chuyên gia, tỉnh này hoàn toàn có thể mơ ước con số tỷ USD.

Khánh Hòa có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát biển nuôi biển quy mô công nghiệp kết hợp du lịch. Ảnh: KS.

Khánh Hòa có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát biển nuôi biển quy mô công nghiệp kết hợp du lịch. Ảnh: KS.

PGS.TS Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam, đánh giá: Khánh Hòa là tỉnh có điều kiện thuận lợi so với nhiều địa phương ven biển để phát triển nuôi biển công nghiệp. Bởi ngoài có vùng biển thích hợp thì tỉnh đã hình thành ban đầu 2 mô hình nuôi biển biển công nghiệp (mô hình của Cty Australis và Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I) với công nghệ tiên tiến, phương thức quản lý hiện đại.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng là nơi tập trung nhiều cơ sở nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ (trường, viện, trung tâm) và rất đông doanh nghiệp chế biến hải sản, du lịch, đóng tàu, vận tải biển… Hơn nữa tỉnh Khánh Hòa có ngành du lịch phát triển mạnh, vậy tại sao không thể áp dụng mô hình nuôi biển kết hợp du lịch.

Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam co rằng, chúng ta hiện nuôi biển còn xập xệ, thủ không, hôi hám làm ảnh hưởng cái đẹp để thu hút khách du lịch. Nhưng nếu phát triển ngành nuôi biển hiện đại, bảo đảm điều kiện mỹ quan, không ảnh hưởng môi trường thì sẽ tạo thêm cơ hội cho ngành du lịch.

Ông dẫn chứng về ngành nghề cá giải trí của Hoa Kỳ, một nước có nghề cá không phát triển lắm, song nghề cá giải trí của họ mang lại thu nhập khoảng 82 tỷ USD/năm. Đây là số liệu được công bố vào năm 2020 nhưng hiện tại có thể cao hơn nữa.

“Tại sao Khánh Hòa không thể phát triển nghề cá du lịch, trong khi đây là định hướng mà chúng ta có thể phát triển, hoàn toàn có thể phát triển. Chúng ta không mơ 82 tỷ USD, nhưng mơ 82 triệu USD, đến 8,2 tỷ USD”, Chủ tịch Hiệp hội nuôi biển Việt Nam gợi mở.

Trong khi đó, ông Lê Tấn Bản cho hay, tại Nghị quyết 09-NQ/TW ngày 28/1/2022 về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045, Bộ Chính trị xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm để phát triển mạnh kinh tế biển theo hướng “nuôi trồng, khai thác, chế biến hải sản, nhất là nuôi biển công nghệ cao, thân thiện với môi trường”.

Đồng thời, chương trình hành động của Tỉnh ủy Khánh Hòa thực hiện Nghị quyết 09 cũng khẳng định cần phải “xây dựng đề án nuôi biển công nghệ cao tại Khánh Hòa và đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân đầu tư trên lĩnh vực nuôi biển công nghệ cao” để nâng cao hiệu quả khai thác tài nguyên biển và phát triển toàn diện kinh tế biển.

Khánh Hòa đã có 2 đơn vị phát triển nuôi biển quy mô công nghiệp trên vịnh Vân Phong. Ảnh: MH.

Khánh Hòa đã có 2 đơn vị phát triển nuôi biển quy mô công nghiệp trên vịnh Vân Phong. Ảnh: MH.

Vì vậy, nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế thúc đẩy nghề nuôi biển Khánh Hòa phát triển nhanh theo hướng công nghệ cao, bền vững, theo ông Lê Tấn Bản, đối với vùng ven bờ, tỉnh sẽ hình thành các vùng nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghệ cao, an toàn, hiệu quả, bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái cho người dân; đồng thời thực hiện giao mặt nước biển cho người dân theo Điều 44, Luật Thủy sản 2017.

Ông Josh Goldman, đại diện Công ty TNHH Thủy sản Australis Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm phát triển nuôi biển bền vững và kế hoạch phát triển nuôi biển kết hợp du lịch trong tương lai. Theo ông Josh Goldman, việc quy hoạch phải bao gồm cả phân vùng trên đất liền và trên biển để đảm bảo sự phát triển đa dạng, đa ngành.

Ưu tiên, tạo sức mạnh tổng hợp giữa các ngành nuôi trồng thủy sản kết hợp với du lịch và dịch vụ hậu cần. Trong đó, có thể phát triển du lịch trải nghiệm trên giàn nổi kết hợp với nuôi trồng thủy sản. Trong đó, điểm nổi bật của của du lịch trải nghiệm là chúng ta có thể kết hợp làm trung tâm trải nghiệm, ẩm thực, câu cá và giải trí để thu hút du khách.

Đối với vùng biển hở, Khánh Hòa kêu gọi các doanh nghiệp có kinh nghiệm có tiềm lực đầu tư nuôi công nghiệp bằng lồng bè hiện đại để tăng nhanh hơn nữa sản lượng nuôi công nghiệp; đồng thời đẩy mạnh nghiên cứu áp dụng khoa học kỹ thuật trong nuôi thương phẩm. Trong đó ưu tiên đối tượng nuôi tại vùng biển hở là các loài cá biển có giá trị kinh tế cao.

Xem thêm
Liên kết sản xuất để khai thác thế mạnh ngành tôm

NGHỆ AN Ngành tôm Việt Nam đạt được bước tiến dài trên trường quốc tế nhưng chưa khai thác hết tiềm năng sẵn có, đòi hỏi phải đẩy mạnh hơn nữa các chuỗi liên kết.

Chấn chỉnh khai thác thủy sản hồ Sơn La

SƠN LA Từ đầu năm 2024 đến nay, UBND các xã của huyện Quỳnh Nhai đã tổ chức gần 70 đợt kiểm tra, chấn chỉnh việc khai thác thủy sản trái phép.

Nữ giám đốc hợp tác xã đưa nước mắm xuất sang Úc

HÀ TĨNH Sau hơn 3 năm chuyển sang hoạt động theo mô hình hợp tác xã, nữ giám đốc 9x ở Hà Tĩnh đã đưa thương hiệu nước mắm Phú Sáng vươn thị trường quốc tế.

Hỗ trợ trực tiếp cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển

Cà Mau Ngày 20/10, Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh phối hợp Chi cục Kiểm ngư Cà Mau, các nhà tài trợ, tổ chức chương trình 'Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển'.