| Hotline: 0983.970.780

Phát triển tôm nuôi công nghiệp bền vững

Thứ Ba 23/02/2016 , 19:56 (GMT+7)

Sáng ngày 23/2, UBND tỉnh Kiên Giang phối hợp với Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) tổ chức hội thảo Phát triển nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp bền vững.

16-49-03_1-ong-mi-nh-nhin-pho-chu-tich-ubnd-tinh-kien-ging-mong-muon-cc-nh-kho-hoc-se-giup-nguoi-nuoi-tom-cu-tinh-co-duoc-gii-php-pht-trien-nghe-nuoi-tom-cn-mot-cch-ben-vung
Ông Mai Anh Nhịn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang mong muốn tỉnh có được giải pháp phát triển nghề nuôi tôm công nghiệp bền vững

Với mục tiêu năm 2016 toàn tỉnh sẽ đạt sản lượng 57.000 tấn tôm nuôi, trong đó tôm nuôi công nghiệp, bán công nghiệp khoảng 20.000 tấn.

Ông Nguyễn Sỹ Minh, Chi cục phó Chi cục Thủy sản Kiên Giang cho biết, năm 2015 toàn tỉnh thả nuôi được gần 101.000 ha tôm nước lợ, sản lượng trên 52.000 tấn, trong đó diện tích nuôi công nghiệp, bán công nghiệp là 2.132 ha, sản lượng gần 15.000 tấn.

Từ năm 2011 cho đến nay, phong trào nuôi tôm công nghiệp của tỉnh có xu hướng mở rộng về quy mô, với mức trưởng bình quân 7,5%/năm, tuy nhiên sản lượng lại tăng không đáng kể và thiếu ổn định.

Nguyên nhân do thời tiết diễn biến không thuận lợi, môi trường nuôi bị ô nhiễm, quy trình nuôi không ổn định, ít được cải tiến, dịch bệnh xuất hiện ngày càng nhiều nên nông dân có xu hướng giảm mật độ thả nuôi. Giai đoạn 2011 - 2015, tổng diện tích tôm nuôi bị thiệt hại là 52.515 ha, chủ yếu do bị sốc môi trường, bệnh đốm trắng…

Năm 2016, Kiên Giang phấn đấu phát triển 102.735 ha tôm nuôi nước lợ, sản lượng đạt 57.000 tấn, trong đó diện tích nuôi công nghiệp, bán công nghiệp là 2.700 ha, sản lượng gần 20.000 tấn, còn lại là tôm - lúa và nuôi quảng canh cải tiến. Nhu cầu tôm giống để thả nuôi là 7,5 tỷ con, trong đó sản xuất trong tỉnh khoảng 3 tỷ con, còn lại là nhập về.

Tại hội thảo, các chuyên gia cũng như những doanh nghiệp đầu tư nuôi tôm tại Kiên Giang đã trao đổi kinh nghiệm, bàn các giải pháp phát triển nuôi tôm bền vững.

Đại diện tập đoàn Việt- Úc chia sẻ, hiện nay Việt- Úc đang đầu tư phát triển mạnh hệ thống nuôi tôm công nghệ cao trong nhà màng, tiết kiệm nước, với mật độ thả nuôi 500 con/m2, sản lượng đạt từ 40-80 tấn/ha/vụ nuôi. Do quy trình nuôi được khép kín nên việc quản lý môi trường, dịch bệnh rất hiệu quả.

Tuy nhiên, chi phí đầu tư ban đầu cho mô hình này khá lớn, lên tới 7 tỷ đồng/ha. Mục tiêu đến năm 2018 Việt- Úc sẽ có khoảng 1.000 ha nuôi theo quy trình này, sản phẩm làm ra có thể truy xuất nguồn gốc từ khâu con giống đến chế biến, xuất khẩu.

TS Lê Hồng Phước, Viện Nghiên cứu NTTS II, đề xuất các giải pháp nuôi tôm bền vững như: nâng cao ý thức người dân bằng tuyên truyền, tập huấn về mô hình hiệu quả, an toàn dịch bệnh. Khi ao nuôi bị bệnh phải tẩy trùng triệt để, không xả nước thải, tôm chết ra môi trường; áp dụng mô hình quản lý cộng đồng để nâng cao hiệu quả đối với những hộ nuôi nhỏ lẻ.

16-49-03_2-phong-tro-nuoi-tom-cn-cu-kien-ging-lien-tuc-duoc-mo-rong-ve-quy-mo-voi-muc-truong-binh-qun-khong-75-moi-nm
Phong trào nuôi tôm công nghiệp của Kiên Giang liên tục được mở rộng về quy mô, với mức tăng trưởng bình quân khoảng 7,5%/năm

TS Phước còn thông tin về công nghệ nuôi tôm kết hợp với cá rô phi nhằm giảm thiệt hại do bệnh gan tụy gây ra, vốn đã được một số nước áp dụng từ năm 1999 và cho hiệu quả tốt.

Ông Mai Anh Nhịn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho rằng, Kiên Giang có ngư trường rộng và bờ biển dài trên 200 km, là điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản đa dạng, mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân.

Vì cá rô phi như một bộ lọc trung chuyển, có thể làm giảm sinh khối thực vật phù du tảo tàn trong ao và tái chế những vật chất này thành chất dinh dưỡng một cách hiệu quả. Cá rô phi có tập tính đảo trộn các tầng nước trong ao, giúp đáy ao và nguồn nước ao nuôi tốt hơn. Cá rô phi cũng ăn mùn bã hữu cơ, từ đó giúp giảm lượng chất thải, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn có hại.

Cách kết hợp là thả nuôi cá rô phi trong ao nuôi khi tôm đã lớn (nghiên cứu cho thấy cá rô phi có thể ăn tôm dưới 3g) hoặc nuôi trong đăng quầng.

Tương tự, đại diện Cty Minh Phú cũng chia sẻ quy trình nuôi tôm cá kết hợp. Theo đó, mỗi ao nuôi tôm sẽ được bố trí 2 vèo có đáy ở góc, với diện tích chiếm từ 10-12% diện tích ao nuôi để thả cá rô phi dòng GIFT, với mật độ 25 con/m2. Sau khi xử lý nước, cá được thả nuôi trước 30-40 ngày, khi nước chuyển sang màu xanh vỏ đậu (màu đặc trưng của ao nuôi cá rô phi) thì tiến hành thả tôm nuôi.

Hiệu quả của mô hình này là hạn chế được bệnh EMS (bệnh chết sớm) và hệ số thức ăn cũng được cải thiện 1 phần, tuy nhiên tốc độ phát triển của tôm chậm hơn so với nuôi bình thường và sản lượng cũng thấp hơn.

Tuy nhiên, thực tế phát triển nuôi trồng thủy sản của tỉnh những năm qua vẫn chưa xứng với tiềm năng lợi thế. Thông qua hội thảo, với sự đóng góp thiết thực của các nhà khoa học, sẽ giúp người nuôi tôm Kiên Giang có được giải pháp phát triển nghề nuôi tôm công nghiệp một cách bền vững.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Nguyễn Huy Điền thì đánh giá Kiên Giang là tỉnh có diện tích nuôi tôm công nghiệp lớn và khả năng còn phát triển hơn nữa nếu được đầu tư tốt về cơ sở hạ tầng, quan trắc môi trường, dịch bệnh và chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau.

Xem thêm
Tái đàn heo theo hướng tập trung và an toàn sinh học

ĐỒNG THÁP Huyện Châu Thành (Đồng Tháp) đang tập trung phát triển ngành nuôi heo tập trung quy mô trang trại lớn, hướng an toàn sinh học gắn với doanh nghiệp bao tiêu đầu ra.

Số người đến tiêm phòng dại tăng gần 1.000 lượt, Vĩnh Long báo động

Tỉnh Vĩnh Long ghi nhận, từ đầu năm đến nay có 8.280 lượt người bị chó, mèo cắn đến tiêm vacxin phòng bệnh dại, tăng 915 lượt so với cùng kỳ năm 2023 (7.365 lượt).

Ứng dụng công nghệ, gọi tôm cá về đồng ruộng

QUẢNG BÌNH Ứng dụng đồng bộ cơ giới hóa vào sản xuất lúa theo hướng hữu cơ không chỉ giúp giảm chi phí, lợi nhuận tăng cao mà môi trường sinh thái đồng ruộng được phục hồi.