Trực thăng tìm kiếm cứu hộ hoạt động gần tàu sân bay Mỹ |
Buông súng để hạ cánh (EGL): Một cách nói bóng bẩy của phi công hải quân Mỹ. Lúc này, các động cơ phải ở trạng thái khỏe nhất (đủ năng lượng mà không có thùng dầu phụ). Lý do để đề phòng móc trượt vào dây cáp hãm trên boong tàu, máy bay vẫn có đủ năng lượng để cất cánh, thực hiện lại cú đáp. EGL xuất hiện khi phi công kéo ngược các cần gạt trong buồng lái để thanh móc ở bụng máy bay bắt vào dây cáp. Đây là điều không được phép, kết quả có thể là một buổi thẩm vấn nghiêm khắc và phi công bị buộc ngừng bay.
“Taxi dây cáp 1”: Được phi công gọi tắt là T1W. Tàu sân bay Mỹ thường có 4 dây cáp hãm (tàu Reagan, Bush và Ford chỉ có 3 dây). Phi công thường muốn đáp trúng dây cáp số 3, đây được coi là cú đáp tốt. Phi công được khuyến cáo tránh đáp vào dây số 1, bởi nó quá gần đuôi tàu, dễ gây va chạm.
Bảng xanh: Các nhân viên Tín hiệu Hạ cánh (LSOs) hướng dẫn máy bay từ mặt đất. Các kết quả hạ cánh của phi công được biểu hiện bằng những chấm màu, đặt trong phòng chung để mọi người có thể nhìn thấy, Màu xanh lá cây là mức tốt nhất, màu vàng là mức trung bình, màu đỏ là cú đáp tệ hại, có thể là EGL. Màu nâu được coi “tạm qua bài” nhưng bị đánh giá thấp. Phi công muốn tiếp tục bay phải cố tránh màu nâu.
Ném đá: Thuật ngữ dùng trong buổi chiếu phim tại phòng Sẵn sàng của phi đội. Đó có thể là một sự kiện chính thức để ban phước cho thành viên mới, thông qua một hội đồng xét duyệt. Thành viên mới được đưa lên phía trước, cho mọi người “ném đá” bằng những tờ giấy cuộn lại. “Lính mới” cũng phải đoán nội dung phim sắp chiếu, thông qua hình vẽ trên các mẩu giấy do các phi công dạng “ma cũ” ném lên. Buổi tiệc “ném đá” trên tàu sân bay thường có bắp rang bơ, soda, kẹo được lấy từ kho tàu.
Ăn đêm: Được biết với tên chính thức là Các bữa ăn đêm, một trong bốn bữa được phục vụ trên tàu. Thuyền viên được thoải mái nướng đồ ăn theo sở thích. Nếu tham gia hoạt động này, thuyền viên cần có chương trình luyện tập tốt để tránh bị tăng cân.
Quý ngài bàn tay: Một chương trình truyền hình được chiếu ở các TV trên tàu, mô phỏng lại quá trình hạ cánh của các phi cơ. Chương trình này lấy tên từ việc nhân viên boong tàu dùng tay vẫy các thanh điều hướng giúp máy bay nhận biết các quy trình hạ cánh.
Máy chó: Cách gọi vui của các phi công về một loại kem ngon không kém nhà hàng nổi tiếng Golden Corral được phục vụ trên tàu sân bay. Nguồn gốc tên của loại kem này bắt nguồn từ việc khi ra khỏi máy, nhìn nó khá giống… phân chó.
Đèn hút thuốc: Thủy thủ Mỹ thời trước thường hút thuốc, song hải quân Mỹ hiện đại khuyến khích mọi người bỏ thuốc lá. Đèn sáng, thuyền viên được phép hút. Tuy nhiên, đèn sẽ không sáng trong suốt quá trình nạp nhiên liệu, chiến đấu và nạp vũ khí.
Sáu múi: Với diện tích sử dụng hơn 2,4 ha, boong tàu sân bay được phân chia thành các khu vực riêng biệt, với những tên gọi khác nhau để dễ tìm kiếm nơi máy bay đậu. Khu vực nổi tiếng nhất là “sáu múi”, nơi chứa được 6 phi cơ và nằm ngay trước tháp trung tâm. Trước kia, các chiến đấu cơ Tomcat luôn được đậu ở nơi này.
Vụ phóng cùng lúc hai chiến đấu cơ trên tàu sân bay Mỹ |
Phóng tổ chim: Để giúp hai phi cơ cất cánh cùng lúc từ boong tàu, vụ phóng tổ chim sẽ được thực hiện, thường ở máy phóng số 1 và số 3. Hoạt động này đòi hỏi sự phối hợp cực tốt của các nhân viên trên tàu.
Đèn đỏ: Mỗi tàu sân bay Mỹ đều có một đội trực thăng Tìm kiếm và Cứu hộ (SAR). Khi một chiến đấu cơ bị rơi do gặp sự cố, SAR sẽ xuất phát để cứu phi công. Trước khi cất cánh, trực thăng của SAR sẽ thông báo thời gian máy bay có thể hoạt động. Điều này được gọi là “đèn đỏ”, thường được tính bằng giờ và phút. Ví dụ, trực thăng số hiệu 610 thông báo: “Đèn đỏ 610. 3+15”, sẽ được hiểu là trực thăng tìm kiếm, cứu hộ, số hiệu 610 có thể hoạt động 3 tiếng 15 phút.