| Hotline: 0983.970.780

Philippines và Trung Quốc loay hoay đối phó cơn khát thịt lợn

Thứ Tư 27/01/2021 , 15:02 (GMT+7)

Từ ngày 21/1, Trung Quốc phải mở kho dự trữ thịt lợn nhằm tăng nguồn cung cho kỳ nghỉ tết, trong khi Philippines đang tính toán tăng gấp ba lượng nhập khẩu.

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, mặc dù đàn lợn của nước này đang dần phục hồi sau dịch tả lợn châu Phi, khi năm 2020 đã tự sản xuất được 41,1 triệu tấn nhưng chừng đó vẫn chưa thể bù đắp nổi nhu cầu tiêu dùng thịt lợn trong nước.

Người dân Trung Quốc lại đang đối mặt với đợt khủng hoảng thiếu thịt lợn trong kỳ nghỉ tết. Ảnh: PS

Người dân Trung Quốc lại đang đối mặt với đợt khủng hoảng thiếu thịt lợn trong kỳ nghỉ tết. Ảnh: PS

Số liệu thống kê cho thấy, tổng đàn lợn hơi của Trung Quốc đạt mức 406,5 triệu con vào cuối năm 2020, tăng 31% so với mức sụt giảm của năm trước đó, trong khi sản lượng thịt bò, thịt gia cầm và trứng của nước này đều tăng lên so với năm trước.

Tuy nhiên dịch tả lợn châu Phi hiện vẫn đang rình rập đàn lợn trong nước. Tuần trước, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã báo cáo một đợt bùng phát dịch mới ở tỉnh Quảng Đông, tại một trang trại 1.015 con, nguyên nhân do việc vận chuyển lợn bất hợp pháp. Lần bùng phát dịch tả lợn gần nhất tại Trung Quốc là vào ngày 5 tháng 6 năm 2020. Hiện vẫn chưa có vacxin hữu hiệu để khống chế dịch tả lợn châu Phi để sử dụng rộng rãi.

Hiện chỉ còn chưa đầy hai tuần lễ nữa là tới kỳ nghỉ Tết Nguyên đán ở Trung Quốc và quốc gia 1,4 tỷ người lại đang đứng trước áp lực khủng hoảng thiếu thịt lợn và đẩy giá thịt lên cao. Trước tình hình đó, chính phủ Trung Quốc hôm 21/1 đã phải mở kho dự trữ thịt lợn đông lạnh lần thứ hai trong năm âm lịch (Canh Tý) và dự kiến sẽ có thêm 30.000 tấn từ kho dự trữ nhà nước để giảm bớt áp lực trước kỳ nghỉ lễ dài ngày nhất trong năm.

Trong khi đó, chính phủ Philippines tiết lộ có thể sẽ phải tăng gấp ba lần lượng thịt lợn nhập khẩu để hạ nhiệt giá thịt đang nhảy múa, tăng vọt trong nước.

Bộ trưởng Nông nghiệp William Dar cho biết, quốc gia Đông Nam Á đang cân nhắc phải nâng lượng thịt lợn nhập khẩu hàng năm lên tới 54.000 tấn. Ông William cho biết, việc nhập khẩu thịt lợn vẫn đang gấp rút tiến hành song song với các nỗ lực của chương trình tái sản xuất ngành chăn nuôi lợn giai đoạn hậu dịch tả châu Phi của chính phủ.

Hiện giá thịt lợn trung bình ở thủ đô Manila đã lên tới 400 peso (8,3 USD) một kg, tăng mạnh so với mức 225 peso cùng thời điểm này năm ngoái. Theo Bộ Nông nghiệp nước này, tổng đàn lợn của Philippines dự kiến ​​sẽ tiếp tục giảm trong năm nay do dịch tả chưa chấm dứt cũng với các hạn chế do đại dịch Covid-19 liên quan.

Theo các chuyên gia thị trường, bất chấp cuộc khủng hoảng coronavirus (Covid-19) dẫn đến hạn chế vận chuyển, giết mổ và xuất khẩu, liên minh châu Âu (EU) vẫn tiếp tục duy trì sản lượng thịt lợn.

Cụ thể trong 10 tháng đầu năm 2020, lượng lợn giết mổ của EU chỉ giảm 0,62% do trọng lượng đàn lợn giết mổ có xu hướng tăng lên kể từ năm 2011, tuy nhiên ở một số nước đại dịch cũng cản trở hoạt động sản xuất, xuất khẩu như Đan Mạch, Hà Lan và Đức do những thách thức về hậu cần...

Hiện đã có ít nhất 5 quốc gia đang tiến tới việc chỉnh sửa gen lợn để bù đắp thiếu hụt nguồn cung. Ảnh: PS

Hiện đã có ít nhất 5 quốc gia đang tiến tới việc chỉnh sửa gen lợn để bù đắp thiếu hụt nguồn cung. Ảnh: PS

Trong vòng xoáy của cơn khát thịt lợn, hiện đã có ít nhất 5 quốc gia đang tiến tới việc chỉnh sửa gen lợn để bù đắp thiếu hụt nguồn cung, bằng cách tạo ra nguồn lợn kháng bệnh và phát triển nhanh hơn mà ít tốn kém hơn.

Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Sonny Perdue hồi tháng trước cũng đã đề xuất ý tưởng này, tuy nhiên  đề xuất này đã bị đẩy lại vào cuối tháng 2 tới để chờ chính quyền mới của Tổng thống Joe Biden sẽ ra quyết định có nên tiến hành hay không.

Xem thêm
350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Phía sau mặt cỏ xanh của Sân vận động Thiên Trường

Thiên Trường, sân nhà CLB Bóng đá Thép Xanh Nam Định gần đây được đánh giá có chất lượng mặt cỏ top đầu V-League, vậy điều gì đã làm nên màu xanh tươi mới này?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm