| Hotline: 0983.970.780

Phổ biến pháp luật và tặng cờ Tổ quốc cho ngư dân vùng khó khăn

Thứ Hai 10/07/2023 , 11:27 (GMT+7)

KIÊN GIANG Ngư dân nghèo vùng khó khăn tỉnh Kiên Giang được truyền thông phổ biến pháp luật và tập huấn kỹ năng sơ cấp cứu, tặng cờ Tổ quốc để treo trên tàu ra khơi.

“An toàn cho ngư dân nghèo, khó khăn”  

Chi cục Kiểm ngư Vùng V thuộc Cục Kiểm ngư (Bộ NN-PTNT) vừa phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh Kiên Giang trao tặng cờ Tổ quốc cho các tàu, thuyền đánh bắt xa bời tại các xã bãi ngang ven biển thuộc Chương trình "An toàn cho ngư dân nghèo, khó khăn” tại huyện An Minh và ngư dân nghèo, khó khăn tại thành phố Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang).

Chi cục Kiểm ngư Vùng V phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh Kiên Giang trao tặng cờ Tổ quốc cho các tàu, thuyền đánh bắt xa bời tại các xã bãi ngang ven biển huyện An Minh, thuộc Chương trình 'An toàn cho ngư dân nghèo, khó khăn'. Ảnh: Trung Chánh.

Chi cục Kiểm ngư Vùng V phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh Kiên Giang trao tặng cờ Tổ quốc cho các tàu, thuyền đánh bắt xa bời tại các xã bãi ngang ven biển huyện An Minh, thuộc Chương trình "An toàn cho ngư dân nghèo, khó khăn”. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Lê Đình Trọng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư Vùng V, cho biết, mục đích của chương trình là hỗ trợ cho các tàu, thuyền đánh bắt xa bờ có cờ Tổ quốc treo khi ra khơi bám biển và nêu cao tinh thần đoàn kết của dân tộc.

Đến nay, đã có 500 lá cờ Tổ quốc được trao tận tay cho ngư dân ở huyện An Minh và thành phố Phú Quốc. Ngoài ra, tại sự kiện còn kết hợp mở các lớp tập huấn hỗ trợ kiến thức, kỹ năng cho ngư dân nghèo, khó khăn làm việc trên tàu, thuyền và các hoạt động liên quan đến đánh bắt thủy sản.  

Việt Nam hiện là nước có lao động khai thác thủy sản khá lớn. Theo thống kê, hiện nay cả nước có 86.820 chiếc tàu khai thác thủy sản (tính đến cuối năm 2022), số lượng lao động trức tiếp trên tàu là hơn 552 ngàn người.

Tuy nhiên, trình độ văn hóa của thuyền viên tàu cá so với mặt bằng chung còn rất thấp, phần lớn chỉ hết cấp tiểu học hoặc trung học cơ sở, đặc biệt là vẫn còn tình trạng ngư phủ mù chữ (chiếm gần 6% số lao động nghề cá hiện nay). Vì vậy, nhận thức của ngư dân về thực hiện pháp luật còn hạn chế.

Hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ hậu cần phục vụ hoạt động khai thác hải sản chưa được đầu tư bài bản, đồng bộ, hợp lý. Trong khi thiếu công cụ hiệu quả theo dõi, kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác hải sản. Hiện tượng ngư dân khai thác ở vùng cấm, mùa cấm và sử dụng các phương pháp khai thác hải sản mang tính huỷ diệt nguồn lợi như chất nổ, xung điện, đánh bắt cả những đàn cá non, chưa đến tuổi để khai thác vẫn còn diễn ra.

Đặc biệt là tình trạng tàu cá và ngư dân Việt Nam cố tình vi phạm khai thác hải sản trái phép trên vùng biển của các nước. Từ đó, dẫn đến nguy cơ sản phẩm thủy sản khai thác của Việt Nam bị cấm xuất khẩu vào thị trường EU và các nước khác.

Tuyên truyền về chống khai thác IUU

Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư Vùng V Lê Đình Trọng đã trực tiếp đứng lớp tuyên truyền, phổ biến pháp luật để nâng cao nhận thức của ngư dân địa phương về công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU), góp phần vào việc khắc phục thẻ vàng do Châu Âu (EC) cảnh báo đối với hải sản khai thác của Việt Nam.

Giảng viên Lê Đình Trọng đã cặn kẽ giải thích về khai thác IUU theo quan điểm của EC. Cụ thể, hành động khai thác bất hợp pháp gồm: không có giấy phép khai thác hợp lệ, không tuân thủ các quy định về quản lý và bảo tồn của các tổ chức nghề cá khu vực, không tuân thủ luật pháp quốc gia và quy định quốc tế. Khai thác không báo cáo gồm hành vi không báo cáo hoặc báo cáo không đúng theo quy định. Khai thác không theo quy định là tàu không mang quốc tịch, hoạt động khai thác gây nguy hại tới quần đàn cá.

Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư Vùng V Lê Đình Trọng đã trực tiếp đứng lớp tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho ngư dân, cặn kẽ giải thích về khai thác IUU theo quan điểm của EC. Ảnh: Trung Chánh.

Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư Vùng V Lê Đình Trọng đã trực tiếp đứng lớp tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho ngư dân, cặn kẽ giải thích về khai thác IUU theo quan điểm của EC. Ảnh: Trung Chánh.

Khai thác IUU là mối đe dọa nghiêm trọng nhất tới việc khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản và phá hủy các nỗ lực quốc tế nhằm quản lý đại dương tốt hơn. Năm 2008, EC ban hành Quy định 1005/2008 về chống khai thác IUU, có hiệu lực thi hành từ năm 2010. Trong trường hợp nước xuất khẩu có vi phạm các quy định về khai thác IUU nhưng chưa ở mức độ nghiêm trọng, EC sẽ đưa ra cảnh báo (thẻ vàng) để nhắc nhở.

Chi cục Kiểm ngư Vùng V phổ biến pháp luật liên quan về công tác chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn trong quá trình khai thác thủy sản. Truyền thông về sơ cấp cứu tai nạn trên biển. Thực hành kỹ thuật và hỏi đáp về kiến thức sơ cấp cứu. Qua truyền thông đảm bảo ngư dân nghèo, khó khăn nắm được kiến thức cơ bản về pháp luật liên quan và kỹ năng sơ cấp cứu cần thiết.

Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá: “Nếu bị thẻ đỏ mất ngay thị trường EU, hàng năm mất 480 triệu USD xuất khẩu thủy sản, nuôi trồng cũng bị ảnh hưởng. Không tận dụng được thuế quan ưu đãi EVFTA. Từ thị trường EU, các thị trường khác áp dụng các điều kiện khắt khe hơn đối với Việt Nam”.

Xem thêm
Nuôi cá chim vây vàng VietGAP 6 tháng, năng suất đạt 10,8 tấn/ha

Hà Tĩnh Sau 6 tháng thả nuôi, cá chim vây vàng đạt trọng lượng trung bình 0,6 kg/con, năng suất bình quân 10,8 tấn/ha, giá bán từ 130.000 - 140.000 đồng/kg.

Hiện đại hóa ngành thủy sản góp phần chống khai thác IUU

THANH HÓA Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật giúp nâng cao hiệu quả khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu cá, góp phần tăng sản lượng, giảm tổn thất.

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Lượng phát thải trên mỗi kg tôm ở những cơ sở chế biến quy mô nhỏ sẽ nhiều hơn so với những cơ sở quy mô lớn.

Hợp tác xã làm 'bà đỡ' cho ngư dân

QUẢNG BÌNH Qua 6 năm hoạt động, Hợp tác xã Vương Đoàn đã trở thành 'bà đỡ' cho hàng trăm tàu cá của bà con ngư dân.