| Hotline: 0983.970.780

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì Hội nghị Phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020

Thứ Sáu 29/03/2019 , 15:35 (GMT+7)

Sáng 29/3, Ban Chỉ đạo Nhà nước Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 đã tổ chức hội nghị nhằm đánh giá kết quả thực hiện được trong năm 2018 và kế hoạch triển khai năm 2019 của Chương trình, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng chủ trì hội nghị.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng thăm Cty Tiến Đạt

Tham gia hội nghị có Thứ trưởng thường trực Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn và các đơn vị thuộc Bộ NN-PTNT; lãnh đạo UBND, Sở NN-PTNT các tỉnh Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắk Lắk, Đắk Nông, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng.

Bộ NN-PTNT đã báo cáo với Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng về kết quả thực hiện năm 2018 và triển khai kế hoạch năm 2019 của Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 (viết tắt là Chương trình 886).

Theo báo cáo, năm 2018, 100% nhiệm vụ đều đạt hoặc vượt kế hoạch năm, đặc biệt là chỉ tiêu về trồng rừng tập trung, giá trị xuất khẩu lâm sản. Sau 3 năm  thực hiện Chương trình (2016 - 2018), có 4/16 nhiệm vụ đã về đích trước 2 năm so với nhiệm vụ đề ra, gồm: Giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản; năng suất rừng trồng bình quân hằng năm; tỷ lệ diện tích rừng trồng được kiểm soát chất lượng giống; tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành.

Có 5/16 nhiệm vụ đạt trên 90% so với nhiệm vụ đề ra, gồm: Tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc; diện tích rừng suy thoái được phục hồi; trồng rừng thâm canh; khoanh nuôi tái sinh rừng và chuyển hóa rừng sang kinh doanh gỗ lớn.

Có 7/16 nhiệm vụ đảm bảo tiến độ, gồm: Giảm diện tích rừng bị thiệt hại; giảm số vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; diện tích rừng đặc dụng tăng thêm; trồng rừng tập trung; trồng rừng sản xuất; trồng rừng phòng hộ, đặc dụng; trồng cây phân tán…

Phó Thủ tướng kiểm tra từng khâu sản xuất gỗ

Bên cạnh những kết quả đạt được, do nhiều nguyên nhân, quá trình thực hiện Chương trình còn một số tồn tại, hạn chế cần tập trung khắc phục có hiệu quả trong thời gian tới. Đó là vẫn còn những điểm nóng về phá rừng, việc vận chuyển, tàng trữ lâm sản trái phép và chống người thi hành công vụ vẫn xảy ra. Nguyên nhân chủ yếu là do sự vào cuộc của chính quyền một số địa phương còn chưa quyết liệt, nhất là tại một số vùng trọng điểm phá rừng như Điện Biên, Bắc Kạn, các tỉnh Tây Nguyên.

Kết quả trồng rừng tập trung không đồng đều giữa các vùng, một số vùng có diện tích đất lâm nghiệp lớn, nhưng kết quả phát triển rừng còn thấp, như vùng Tây Bắc, Tây Nguyên. Việc trồng rừng phòng hộ, đặc dụng gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn, quỹ đất trồng rừng ngày càng khó khăn, đòi hỏi chi phí cao, trong khi vốn đầu tư từ ngân sách được các địa phương bố trí không tương xứng.

Trong đó nổi bật nhất là tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc năm 2018 đạt 41,65%, tăng 0,2% so năm 2017, đạt chỉ tiêu kế hoạch theo Nghị quyết của Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018,giá trị SX lâm nghiệp tăng 6,09% so với năm 2017. Trong năm 2018 ngành chức năng đã phát hiện 12.945 vụ vi phạm pháp luật về BV&PTR, giảm 3.577 vụ so với cùng kỳ; diện tích rừng bị thiệt hại 936ha, giảm 515ha so với cùng kỳ.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá cao những thành tựu mà ngành lâm nghiệp đã đạt được trong năm qua. Đồng thời chỉ đạo Ban Chỉ đạo Chương trình 886 trong thời gian tới phải tăng cường đôn đốc, giám sát các địa phương trong thực hiện Chương trình này; triển khai hiệu quả Luật lâm nghiệp và chủ động điều chỉnh, bổ sung, xây dựng mới cơ chế chính sách liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng. Đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm Nghị quyết số 71 ngày 8/8/2017 Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 13 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý bảo và phát  vệ rừng. “Đặc biệt phải chỉ đạo và thực hiện nghiêm đề án khôi phục và phát triển bền vững rừng Tây Nguyên giai đoạn 2016 - 2020. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án này để cho thấy tầm quan trọng của nó, cho nên chúng ta phải tập trung làm. Tiếp đến, chúng ta phải nghiên cứu, đề xuất xây dựng Chương trình 886 giai đoạn sau”, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, chỉ đạo.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Người dân ĐBSCL sáng tạo, thích ứng tốt với xâm nhập mặn

ĐBSCL Trải qua các đợt ảnh hưởng xâm nhập mặn, người dân ĐBSCL tích lũy nhiều kinh nghiệm, chủ động, sáng tạo các giải pháp ứng phó trong mùa khô 2023 - 2024.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

'Hạ nhiệt' những 'điểm nóng' thiếu nước sinh hoạt

Những xã khu Đông huyện Phù Mỹ (Bình Định) luôn là 'điểm nóng' về thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô hạn, nhưng năm nay khu vực này đã được hạ nhiệt căng thẳng.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm