| Hotline: 0983.970.780

Phòng cháy cho hơn 40 nghìn ha rừng U Minh Hạ

Thứ Ba 22/03/2022 , 17:05 (GMT+7)

CÀ MAU Cà Mau cảnh báo phòng cháy cho hơn 40.000 ha rừng vào mùa khô, trước tình hình nắng nóng gay gắt làm lâm phần rừng tràm U Minh Hạ khô cạn nhanh.

 Hiện tại, diện tích lâm phần rừng tràm U Minh Hạ (tỉnh Cà Mau) có rừng cần thực hiện các giải pháp phòng cháy chữa cháy là hơn 40.000 ha. Ảnh: Trọng Linh.

 Hiện tại, diện tích lâm phần rừng tràm U Minh Hạ (tỉnh Cà Mau) có rừng cần thực hiện các giải pháp phòng cháy chữa cháy là hơn 40.000 ha. Ảnh: Trọng Linh.

Vừa qua, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau cho biết, đơn vụ đã tăng cường thực hiện nhiều giải pháp nhằm đảm bảo an toàn trong công tác phòng, chống cháy rừng trong mùa khô 2022.

Trước tình hình nắng nóng gay gắt, đã làm lâm phần rừng tràm U Minh Hạ khô cạn nhanh. Hiện một số diện tích rừng đã chuyển mức báo cháy cấp cực kỳ nguy hiểm.

Hiện tại, diện tích lâm phần rừng tràm U Minh Hạ (tỉnh Cà Mau) có rừng cần thực hiện các giải pháp phòng cháy chữa cháy (PCCC) là hơn 40.000 ha. Đến nay, đã có hơn 7.000 ha ở mức cảnh báo cháy rừng cấp 4 (nguy hiểm) và hơn 300 ha mức báo cháy rừng cấp 5 (cấp cực kỳ nguy hiển).

Trước đó, vào đầu tháng 3/2022, toàn lâm phần mới có chưa đến 400 ha rừng báo cháy cấp 4. Số diện tích báo cháy rừng cao chủ yếu tập trung ở xã Trần Hợi và Khánh Bình Tây Bắc (huyện Trần Văn Thời).

Lực lượng kiểm lâm tỉnh Cà Mau tập huấn chữa cháy rừng nhằm nâng cao kỹ năng ứng phó khi có cháy xảy ra. Ảnh: Trọng Linh.

Lực lượng kiểm lâm tỉnh Cà Mau tập huấn chữa cháy rừng nhằm nâng cao kỹ năng ứng phó khi có cháy xảy ra. Ảnh: Trọng Linh.

Trước tình hình này, cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau đã triển khai các giải pháp PCCC đến chủ rừng và chính quyền các địa phương. Bên cạnh việc tập trung tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức bảo vệ rừng, việc trực phòng PCCC rừng cũng đã được thực hiện 24/24h.

Ông Lê Văn Hải, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau cho biết: Để chủ động PCCC rừng trên địa bàn tỉnh trong mùa khô, Chi cục đã ban hành văn bản chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch bảo vệ rừng. Đồng thời, phối hợp với các địa phương xây dựng phương án, huấn luyện nghiệp vụ và trang bị phương tiện, dụng cụ PCCC cho các lực lượng chuyên trách. Tăng cường tuần tra, kiểm soát những điểm nóng; đảm bảo lực lượng túc trực bảo vệ rừng.

Qua kiểm tra, công tác PCCC rừng đang được các đơn vị liên quan triển khai thực hiện xong, hiện đang tập trung công tác trực, tuần tra, kiểm soát, bố trí các tổ máy bơm ở những nơi có nguy cơ cao để sẵn sàng chữa cháy kịp thời.

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Nghệ An thực hiện tốt Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững

Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tạo chuyển biến căn cơ trên địa bàn Nghệ An, tỉnh này triển khai thực sự hiệu quả thông qua tỷ lệ giải ngân 100%.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm