| Hotline: 0983.970.780

Chi cục Kiểm lâm vùng 4 triển khai nhiều giải pháp bảo vệ, phát triển rừng

I. Ứng dụng công nghệ thông tin bảo vệ và phòng chống cháy rừng

Thứ Hai 25/10/2021 , 15:29 (GMT+7)

Theo phân công, Chi cục Kiểm lâm vùng IV quản lý khu vực Tây Nguyên và các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ gồm 11 tỉnh, thành phố.

Khu vực có diện tích rừng lớn nhất nước

Theo phân công Chi cục Kiểm lâm vùng IV thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm lâm trung ương quy định tại Nghị định 01/2019/NĐ-CP ngày 01/01/2019, phạm vi hoạt động tại Quyết định số 345/QĐ-TCLN-VP ngày 29/9/2017 gồm 11 tỉnh, thành phố khu vực Tây Nguyên và các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ (Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng) có tổng diện tích tự nhiên 8,794 triệu ha, chiếm 26,57% diện tích toàn quốc, với khoảng 14,5 triệu dân.  

Chi cục Kiểm lâm vùng IV phối hợp kiểm tra, truy quét điểm nóng.

Chi cục Kiểm lâm vùng IV phối hợp kiểm tra, truy quét điểm nóng.

Đây là khu vực có vị trí chiến lược về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái. Theo kết quả công bố hiện trạng rừng năm 2020, toàn vùng có 5,548 triệu ha đất quy hoạch lâm nghiệp với 3,251 triệu ha rừng tự nhiên, gần 1,269 triệu ha rừng trồng và 1,028 triệu ha đất chưa có rừng, độ che phủ rừng bình quân đạt 48,73%, tăng 0,25% so với cùng kỳ 2019; trong đó rừng đặc dụng 0,747 triệu ha; rừng phòng hộ 1.5 triệu ha và rừng sản xuất hơn 3.19 triệu ha.

Theo thống kê chưa đầy đủ, toàn vùng có 378 đơn vị chủ rừng là tổ chức, trong đó có 158 đơn vị chủ rừng nhà nước, gồm: 8 Vườn quốc gia, 6 Khu dữ trữ thiên nhiên, 9 Khu bảo tồn loài/sinh cảnh, 8 Khu bảo vệ cảnh quan và 4 khu thực nghiệm, nghiên cứu khoa học, 70 Ban quản lý rừng phòng hộ, 58 doanh nghiệp Nhà nước, 214 tổ chức kinh tế ngoài nhà nước, 1 tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và 307 cộng đồng dân cư.

Về cơ bản diện tích rừng và đất lâm nghiệp đã được giao cho các chủ rừng do các BQL rừng đặc dụng, phòng hộ quản lý hơn 1,93 triệu ha, tổ chức kinh tế 0,996 triệu ha, lực lượng vũ trang gần 0,06 triệu ha, UBND hơn 0,96 triệu ha, nhóm các chủ rừng, tổ chức khác hơn 0,7 triệu ha.

Công tác bảo vệ, phát triển rừng toàn vùng

Theo thống kê trong 9 tháng đầu năm 2021 lực lượng Kiểm lâm toàn vùng đã kiểm tra, lập hồ sơ 2.984 vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp, giảm 1.102 vụ (giảm 26,97%) so với cùng kỳ năm 2020. Tổng số vụ vụ vi phạm đã xử lý 2.593 vụ, thu nộp ngân sách số tiền 29,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, tại các tỉnh, thành trong vùng vẫn có những đối tượng lợi dụng tình hình các cơ quan tập trung công tác phòng, chống dịch Covid-19 đã thực hiện hành vi phá rừng lấy đất sản xuất và trồng rừng, khai thác gỗ trái phép, vi phạm bảo vệ động vật hoang dã…

Cùng với sự vào cuộc quyết liệt của các địa phương, chỉ đạo của Cục Kiểm lâm, Tổng cục lâm nghiệp, lực lượng Kiểm lâm và công an của các địa phương đã kịp thời xử lý các vụ vi phạm, đáp ứng được tính răn đe giáo dục trong cộng đồng. Điển hình vụ khởi tố vụ hủy hoại gần 12 ha rừng ở Gia Lai; khởi tố 14 bị can vụ phá rừng dổi ở Lâm Đồng; khởi tố 37 lâm tặc trong vụ phá rừng ở Khu BTTN Ea Sô, tỉnh Đăk Lăk…

Trong đó Chi cục Kiểm lâm vùng IV đã trực tiếp phối hợp với các đơn vị kiểm lâm, các cơ quan chức năng tại địa phương và các bên có liên quan kiểm tra, phát hiện và lập hồ sơ 16 vụ vi phạm, với khối lượng lâm sản có dấu hiệu vi phạm là 95,841 m3 gỗ các loại và 0,714 ha rừng bị phá trái pháp luật.

Chi cục Kiểm lâm vùng IV phối hợp Chi cục Kiểm lâm các tỉnh triển khai công tác QLBVR, PCCCR

Chi cục Kiểm lâm vùng IV phối hợp Chi cục Kiểm lâm các tỉnh triển khai công tác QLBVR, PCCCR

Ứng dụng công nghệ thông tin bảo vệ và phòng chống cháy rừng

Đến nay, toàn vùng có 11/11 tỉnh đã phê duyệt, công bố hiện trạng rừng năm 2020. Đây là nguồn dữ liệu để xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển lâm nghiệp bền vững của các địa phương giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến 2030, các dự án trọng tâm khác của ngành đảm bảo thống nhất, gắn với quy hoạch cấp tỉnh để lập quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định 536/QĐ-TTg năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Trước nguy cơ rừng bị tác động bởi con người và các yếu tố tự nhiên, đồng thời do tác động to lớn của đại dịch Covid-19, trong thời gian qua Chi cục Kiểm lâm vùng IV đã chủ động ứng dụng công nghệ thông tin như ứng dụng công nghệ GIS, ảnh viễn thám (Planet, Sentinel..), cảnh báo mất rừng của Cục Kiểm lâm (JICA) để theo dõi theo dõi, giám sát diễn biến, phát hiện sớm các điểm mất rừng tại nhiều địa phương.

Trong thời gian qua Chi cục Kiểm lâm vùng IV đã xác định có 88.507 điểm có dấu hiệu nghi ngờ biến động rừng và đã cung cấp, chuyển thông tin để các tỉnh, thành phố kiểm tra, xác minh, xử lý. Giúp theo dõi, kiếm soát chất lượng cập nhật diễn biến rừng, kịp thời phát hiện, ngăn chặn sớm biến động mất rừng, góp phần nâng cao nghiệp vụ cho lực lượng kiểm lâm đáp ứng nhiệm vụ trong giai đoạn hiên nay; việc theo dõi, giám sát chất lượng hiện trạng rừng đúng thực tế là cơ sở để xây dựng các quy hoạch, kế hoạch về lâm nghiệp chính xác, phù hợp.

Chi cục Kiểm lâm vùng 4 phối hợp chữa cháy rừng tại tỉnh Quảng Nam.

Chi cục Kiểm lâm vùng 4 phối hợp chữa cháy rừng tại tỉnh Quảng Nam.

Đối với việc ngăn ngừa, chủ động các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng, Chi cục Kiểm lâm vùng IV đã chủ động phối hợp với các địa phương rà soát, thống kê, xác định diện tích có nguy cơ cháy cao với khoảng 2,384 triệu ha, trong đó rừng tự nhiên 1,083 triệu ha, rừng trồng 1,051 triệu ha và 0,250 triệu ha đất có cây tái sinh và thảm cây bụi.

Đồng thời Chi cục Kiểm lâm vùng IV thực hiện đổi mới, kiện toàn để nâng cao chất lượng công tác trực, cảnh báo, dự báo nguy cơ cháy rừng, trong đó phân công cụ thể nhiệm vụ, trách nhiệm tổ thường trực hàng ngày, thành phần ca trực có lãnh đạo, các phòng, đội và công chức chuyên môn, ca trực có trách nhiệm trực 24/24 giờ/ngày; giao Đội Kiểm lâm cơ động và PCCCR luôn sẵn sàng con người, phương tiện, máy móc, công cụ để tham gia phối hợp, hỗ trợ các địa phương ứng cứu chữa cháy rừng. Tăng cường sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện theo dõi, cập nhật, phân tích và xử lý thông tin cảnh báo, dự báo nguy cơ cháy rừng, phát hiện sớm các điểm báo cháy rừng trên hệ thống cảnh báo trực tuyến của Cục Kiểm lâm; Hệ thống thông tin quản lý lửa rừng trực tuyến của NASA để cung cấp, chia sẻ thông tin cho các địa phương, các chủ rừng chủ động thực hiện các biện pháp nhằm kịp thơì ngăn ngừa, chữa cháy rừng.

Trong thời gian cao điểm về cháy rừng, Chi cục Kiểm lâm vùng IV thành lập 2 tổ thực hiện phối hợp, hỗ trợ 2 tỉnh Quảng Nam và Phú Yên để trực, tham gia ứng cứu khi xảy ra cháy rừng. Kết quả phối hợp, hỗ trợ cùng lực lượng Phòng cháy chữa cháy và tìm kiếm cứu nạn, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam và chính quyền địa phương tham gia ứng cứu chữa cháy 4 vụ cháy rừng với diện tích 27,44 ha.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ, Chi cục Kiểm lâm vùng IV đã ký Quy chế phối hợp quản lý Nhà nước và thi hành pháp luật về lâm nghiệp với Chi cục Kiểm lâm các địa phương trong vùng; chủ động xây dựng các kế hoạch năm, kế hoạch hàng tháng để phối hợp với các địa phương triển khai thực hiện như: Kế hoạch công tác năm 2021; Kế hoạch phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2022; Kế hoạch sẵn sàng huy động lực lượng, phương tiện và thiết bị tham gia chữa cháy rừng…

Xem thêm
Lợi ích của trồng rừng đạt chứng chỉ FSC

Chứng chỉ rừng FSC giúp tăng giá trị của sản phẩm và mặt hàng từ 20 - 30% so với những sản phẩm cùng loại, góp phần khai mở kiến thức người trồng rừng...

Nghệ An thực hiện tốt Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững

Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tạo chuyển biến căn cơ trên địa bàn Nghệ An, tỉnh này triển khai thực sự hiệu quả thông qua tỷ lệ giải ngân 100%.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm