| Hotline: 0983.970.780

Phòng, chống dịch bệnh cho cơ sở chăn nuôi quy mô lớn

Thứ Bảy 03/06/2023 , 17:08 (GMT+7)

Cơ quan chuyên môn tỉnh Hà Tĩnh triển khai các quy định về quản lý và phòng, chống dịch bệnh cho gần 50 cơ sở chăn nuôi quy mô lớn trên địa bàn.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh phổ biến các quy định về quản lý chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh động vật cho gần 50 cơ sở chăn nuôi trên địa bàn toàn tỉnh. Ảnh: Thanh Nga.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh phổ biến các quy định về quản lý chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh động vật cho gần 50 cơ sở chăn nuôi trên địa bàn toàn tỉnh. Ảnh: Thanh Nga.

Người dân chưa chủ động kê khai hoạt động chăn nuôi

Theo quy định của Luật Chăn nuôi và Thông tư 23/2019/TT-BNN-PTNT, tất cả tổ chức, cá nhân chăn nuôi phải kê khai hoạt động chăn nuôi với UBND cấp xã. Việc kê khai thực hiện từ ngày 25 đến 30 của tháng cuối quý.

Tuy nhiên, tại thời điểm rà soát quý I/2023, trên địa bàn Hà Tĩnh hiện còn 5/13 huyện, thị xã, thành phố chưa thực hiện kê khai, gồm: huyện Nghi Xuân, Vũ Quang, TP Hà Tĩnh, thị xã Kỳ Anh và thị xã Hồng Lĩnh.

Ông Trần Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh cho hay, thời gian qua đại đa số các hộ chăn nuôi chưa trực tiếp kê khai mà thôn trưởng hoặc Hội phụ nữ, hội viên Hội cựu chiến binh kê khai cho tất cả các hộ trong thôn.

Số liệu kê khai hoạt động chăn nuôi của trang trại, nông hộ đang lưu ở UBND xã, chưa có tổng hợp, báo cáo và chưa có quy định, hướng dẫn phải báo cáo các số liệu lên huyện, tỉnh vào thời gian nào để tổ chức thực hiện.

“Hiện, chế tài xử phạt đối với hành vi vi phạm về kê khai chăn nuôi quy mô vừa, nhỏ lên đến 10 triệu đồng và quy mô lớn là 15 triệu đồng. Thế nhưng, nhiều cơ sở không mấy quan tâm đến nội dung này, thậm chí phớt lờ quy định gây khó khăn cho hoạt động quản lý, chỉ đạo chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh của cơ quan chuyên môn”, ông Hùng nói.

Theo ông, sắp tới Chi cục tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiều của chính quyền cơ sở và người chăn nuôi, trong đó nhấn mạnh đến quyền lợi của người chăn nuôi khi thực hiện kê khai để họ tự giác thực hiện.

Ngoài ra, sẽ tham mưu cấp trên hướng dẫn cụ thể việc tổng hợp, báo cáo kết quả kê khai của các cấp nhằm theo dõi, quản lý hoạt động chăn nuôi sát sao hơn, hiệu quả hơn.

Bà Đặng Thị Ngọc, Phó Phòng NN-PTNT huyện Cẩm Xuyên cho rằng, việc kê khai hoạt động chăn nuôi khối nông hộ đang kiểu hình thức, chiếu lệ, đối phó. Ảnh: Thanh Nga.

Bà Đặng Thị Ngọc, Phó Phòng NN-PTNT huyện Cẩm Xuyên cho rằng, việc kê khai hoạt động chăn nuôi khối nông hộ đang kiểu hình thức, chiếu lệ, đối phó. Ảnh: Thanh Nga.

Ông Nguyễn Nghĩa, Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng Khoa học kỹ thuật và bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Can Lộc cho rằng, công tác kê khai và xử phạt vi phạm hoạt động chăn nuôi tại hộ dân cực kỳ khó khăn và vất vả.

Hiện nay, công nghệ số phát triển mạnh, thiết nghĩ cơ quan chức năng cần xây dựng biểu mẫu điện tử thay thế bản giấy để người dân kê khai trên điện thoại thông minh, từ đó cơ quan chuyên môn cập nhật, tổng hợp số liệu kịp thời.

Đồng quan điểm, bà Đặng Thị Ngọc, Phó Phòng NN-PTNT huyện Cẩm Xuyên khẳng định, người chăn nuôi hiện chưa hiểu hết tầm quan trọng của hoạt động kê khai mà đang phụ thuộc hoàn toàn vào cán bộ thú y xã phối hợp Hội nông dân, Hội phụ nữ, ban cán sự thôn phát phiếu kê khai đại trà.

Việc làm này đang kiểu hình thức, chiếu lệ, đối phó, dẫn đến kết quả kê khai thấp, chủ yếu phản ánh tổng đàn của hộ dân chứ chất lượng số liệu kê khai gần như không sử dụng được.

“Có hộ nuôi 5 con lợn thịt mà quý nào cũng kê khai xuất bán từng đó khối lượng là vô lý. Dù biết bất cập nhưng chế tài xử phạt theo quy định hiện áp dụng với nhóm trang trại, chưa có quy trình xử phạt nông hộ nên giảm sự chấp hành của người dân”, bà Ngọc phân tích.

Tiêm phòng là một trong những giải pháp hiệu quả phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi. Ảnh: Thanh Nga.

Tiêm phòng là một trong những giải pháp hiệu quả phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi. Ảnh: Thanh Nga.

Quản lý dịch bệnh là số 1

Khoảng 3 năm lại nay, song hành việc quyết liệt tổ chức tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm, ngành chuyên môn Hà Tĩnh phối hợp chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động vận chuyển, buôn bán, giết mổ động vật, sản phẩm động vật đi qua địa bàn, góp phần kiểm soát tốt các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Ộng Nguyễn Hoài Nam, Trưởng Phòng Quản lý thú y, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh cho hay, từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh phát sinh dịch bệnh viêm da nổi cục, lở mồm long móng, dịch tả lợn Châu Phi … Tuy nhiên, tất cả đều xảy ra ở quy mô nông hộ nhỏ lẻ, cơ bản được dập tắt, khống chế ở diện hẹp. Đến nay, các ổ dịch đều đã qua 21 ngày.

Trong bối cảnh giá đầu vào sản xuất cao trong khi đầu ra sản phẩm thấp, công tác quản lý dịch bệnh càng phải đặt lên hàng đầu, tránh tình trạng cắt giảm chi phí ở hạng mục phòng chống dịch bệnh này.

Đối với khối trang trại, công tác phòng, chống dịch bệnh được triển khai bài sản song nông hộ lại khá tùy tiện. Ảnh: Thanh Nga.

Đối với khối trang trại, công tác phòng, chống dịch bệnh được triển khai bài sản song nông hộ lại khá tùy tiện. Ảnh: Thanh Nga.

“Giá cả thị trường lên xuống, người sản xuất có thể mất 1, 2 năm mới lấy lại được vốn nhưng dịch bệnh xảy ra sẽ lấy đi cả quy trình chăn nuôi, mất trắng hàng tỷ thậm chí hàng chục tỷ đồng. Vì vậy, cơ quan quản lý nhà nước cần giám sát chặt chẽ chăn nuôi nông hộ và cũng cần quan tâm đối tượng này để họ sống được nhờ nuôi con lợn, con gà, từ đó đầu tư nhiều hơn cho công tác phòng, chống dịch bệnh”, Giám đốc HTX chăn nuôi 3.000 con lợn thịt và 2 vạn gà thương phẩm ở xã Xuân Mỹ, huyện Nghi Xuân nhấn mạnh.

Theo đó, khối trang trại quy mô lớn luôn đặt công tác quản lý dịch bệnh lên số 1, nhưng chăn nuôi nông hộ, gia trại quy mô nhỏ đang khá tùy tiện, từ thức ăn, con giống đến tiêm phòng. Điều này làm phát sinh, lây lan dịch bệnh ảnh hưởng đến các trang trại quy mô lớn.

Tại một số cơ sở chăn nuôi vẫn còn hiện tượng dấu dịch, không phối hợp trong công tác kiểm tra, giám sát dịch với cơ quan chức năng.

Xem thêm
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP

Tháng 11/2024, 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn (Nghệ An) và huyện Kbang (Gia Lai) chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.