| Hotline: 0983.970.780

Phòng chống đói rét từ sớm cho gia súc ở vùng cao Yên Bái

Chủ Nhật 25/12/2022 , 13:07 (GMT+7)

Đàn gia súc toàn tỉnh Yên Bái hiện khoảng 760.000 con, địa phương lên phương án từ rất sớm phòng chống đói, rét là việc làm cấp thiết trong mùa đông.

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân băm, ủ thức ăn đảm bảo nguồn thức ăn dụ trữ cho đàn gia súc. Ảnh: Tuấn Anh.

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân băm, ủ thức ăn đảm bảo nguồn thức ăn dụ trữ cho đàn gia súc. Ảnh: Tuấn Anh.

Là một trong những tỉnh miền núi phía Bắc, nhiều nơi thường xuyên sảy ra rét đậm, rét hại như huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn… gây ảnh hưởng trực tiếp đến đàn vật nuôi. Sự chủ động trong công tác phòng, chống rét cho đàn gia súc đã được ngành nông nghiệp và các địa phương triển khai sớm mang lại hiệu quả tích cực.

Ông Hoàng Văn Hân, Phó phòng nông nghiệp huyện Mù Cang Chải cho biết: Tổng đàn gia súc toàn huyện Mù Cang Chải ước đạt 86.790 con, trong đó đàn trâu 15.650 con, 8.140 con bò, 63.000 con lợn, vượt 4,4% kế hoạch, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2021.

Do thời tiết thường xuyên sảy ra rét đậm, rét hại, tác động trực tiếp đến đàn gia súc. Công tác phòng chống dịch bệnh, đói rét cho đàn vật nuôi đã được phòng nông nghiệp chủ động triển khai đến từng thôn bản.

Trước khi thời tiết chuyển đông, huyện Mù Cang Chải đã chỉ đạo các xã hướng dẫn người dân thực hiện đồng bộ các biện pháp, đảm bảo nguồn thức ăn dự trữ cho mùa đông.

Tổ chức các lớp tập huấn, thực hiện kỹ năng tại chỗ và các biện pháp chủ động phòng, chống thiên tai cho đàn gia súc như kỹ thuật bảo quản và chế biến thức ăn dự trữ cho gia súc, kỹ thuật phòng chống rét bằng cách quây bạt, ủ ấm. Không chăn thả gia súc khi nhiệt độ ngoài trời xuống quá thấp, giảm thiểu tối đa thiệt hại đối với đàn gia súc.

Tổng số liều vắc xin tiêm phòng cho gia súc là 67.826 liều, một số dịch bệnh nguy hiểm như: Dịch tả lợn châu Phi, viêm da nổi cục, cúm gia cầm cơ bản được kiểm soát.

Những ngày mưa rét, người dân chủ động không chăn thả gia súc ngoài trời. Ảnh: Tuấn Anh.

Những ngày mưa rét, người dân chủ động không chăn thả gia súc ngoài trời. Ảnh: Tuấn Anh.

Ông Mùa Thào Páo, bản Nậm Pẳng, xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải cho biết: Trước đây, gia đình tôi chưa biết cách nuôi nhốt gia súc tập trung, quây chuồng trại để ủ ấm cho trâu, bò. Do đó, tỷ lệ gia súc chết rét vào mùa đông cao.

Qua các buổi tuyên truyền, tập huấn cách dự trữ thức ăn cho đàn vật nuôi. Nhận thấy đàn gia súc là khối tài sản lớn có giá trị kinh tế cao của gia đình, tôi đã không chăn thả trâu, bò vào ngày mưa rét. Khi nhiệt độ xuống thấp tôi lùa toàn bộ đàn trâu, bò đang chăn thả trên núi núi về nhốt tại chuồng gần nhà. Với việc chăm sóc cẩn thận cũng như thực hiện tiêm phòng đầy đủ, hiện tại gia đình tôi có 23 con trâu, bò. Tổng trị giá đàn gia súc trên 300 triệu.

Gặp anh Sùng A Nhà, bản Trống Là, xã Hồ Bốn đang lùa đàn trâu đi chăn thả anh Nhà nói: Không chỉ cung cấp sức kéo trong sản xuất nông nghiệp, con trâu, con bò còn là tài sản có giá trị cao của mỗi hộ gia đình người Mông vùng cao.

 Gia đình tôi có 5 con trâu, là khối tài sản chính của gia đình. Khi trời trở rét, gia đình tôi đã chủ động che chắn chuồng trại, tránh rét cho đàn vật nuôi. Tôi chuẩn bị rơm khô, cỏ ủ chua để bổ sung thêm thức ăn cho đàn trâu trong ngày mưa rét. Nhiệt độ xuống thấp tôi chủ động không chăn thả ngoài bãi. Có sự chuẩn bị chu đáo nên đàn gia súc của gia đình không bị ảnh hưởng nhiều khi sảy ra mưa rét.

Hướng dẫn người dân dùng bạt, phên tre, nứa quây ủ chuồng trại tránh gió lùa, giữ ấm cho đàn vật nuôi. Ảnh: Tuấn Anh.

Hướng dẫn người dân dùng bạt, phên tre, nứa quây ủ chuồng trại tránh gió lùa, giữ ấm cho đàn vật nuôi. Ảnh: Tuấn Anh.

Ông Ninh Trần Phương, Phó chi cục trưởng Chi cục thú y tỉnh Yên Bái cho biết: Các địa phương trên địa bàn tỉnh Yên Bái thường xuyên chịu ảnh hưởng từ thời tiết cực đoan. Trước thực trạng đó, Chi cục thú y tỉnh Yên Bái đã khuyến cáo các hộ chăn nuôi không được chủ quan, lơ là, thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống đói, rét và bảo vệ đàn vật nuôi trong những ngày rét đâm, rét hại.

Chủ động cập nhật thông tin về thời tiết qua các phương tiện truyền thông để chủ động phòng chống rét. Những ngày nhiệt độ dưới 15 độ C không được cho trâu bò lội ruộng tránh bị cước chân. Trời lạnh có sương, thì phải đợi cho có ánh nắng và tan sương mới được chăn thả, thực hiện chế độ đi muộn về sớm.

Để đảm bảo đàn vật nuôi phát triển ổn định, hạn chế tối đa thiệt hại do rét đậm, rét hại ngành nông nghiệp đã chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống, đẩy mạnh trồng cây lương thực, đảm bảo đáp ứng nhu cầu thức ăn cho đàn gia súc. Tổng đàn gia súc toàn tỉnh Yên Bái đạt khoảng 760.000 con. Trong đó, đàn trâu 108.600 con, đàn bò 36.380 con, đàn lợn 615.020 con…

Theo dự báo mùa đông năm nay sẽ có những diễn biến phức tạp, đặc biệt những đợt giá rét kéo dài, nền nhiệt độ xuống thấp dưới 10 độ C và xuất hiện băng giá. Người dân cần chủ động bảo vệ đàn gia súc, hạn chết mức thấp nhất thiệt hại. Để chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân.

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm