| Hotline: 0983.970.780

Phong trào hiến đất xây dựng NTM ở xã Cư Pui

Thứ Ba 11/12/2018 , 08:58 (GMT+7)

Chỉ tính từ năm 2016 đến nay, người dân ở các thôn, buôn của xã Cư Pui đã hiến hơn 20.000 m2 đất và hàng ngàn cây cà phê, cao su...

15-41-38_ubnd_x_cu_pui_tng_giy_khen_cho_nhung_gi_dinh_tu_nguyen_hien_dt_trong_phong_tro_xy_dung_nong_thon_moi
UBND xã Cư Pui tặng giấy khen cho những gia đình tự nguyện hiến đất trong phong trào xây dựng nông thôn mới

Là một địa phương vùng sâu, đời sống của người dân còn gặp rất nhiều khó khăn song những năm qua, người dân xã Cư Pui, huyện Krông Bông (Đăk Lăk) đã tự nguyện hiến hàng trăm ngàn m2 đất để xây dựng sân chơi thể thao, nhà sinh hoạt cộng đồng, trường học, đường giao thông...

Chỉ tính từ năm 2016 đến nay, người dân ở các thôn, buôn của xã Cư Pui đã hiến hơn 20.000 m2 đất và hàng ngàn cây cà phê, cao su, hàng ngàn m2 đất trồng các loại cây ngắn ngày để làm các công trình hạ tầng.

Riêng năm 2018, người dân đã hiến 13.403 m2 đất màu, 411 cây cà phê, 300 m2 cây sắn. Nhiều nhất là thôn Ea Bar. 61 hộ dân trong thôn đã hiến 11.550 m2 đất màu, 368 cây cà phê và 300 m2 cây sắn để làm đường liên xã Cư Pui đi Cư Đrăm.

Phần lớn những gia đình hiến đất đều khó khăn. Nhiều hộ thuộc diện nghèo và cận nghèo. Song họ đã ý thức được quyền lợi và trách nhiệm xây dựng NTM. Gia đình anh Sùng Văn Phìn (dân tộc Mông) ở thôn Ea Bar thuộc hộ nghèo. Khi có chủ trương làm đường bê tông liên xã cắt ngang khu vườn cà phê nhà anh, anh đã hiến gần 300m2 đất và 50 cây cà phê trồng năm thứ 2 để làm đường.

15-41-38_nh_sung_vn_phin_o_thon_e_br_d_hien_gn_300_m2_dt_v_hon_50_cy_c_phe_de_lm_duong
Anh Sùng Văn Phìn ở thôn Ea Bar đã hiến gần 300m2 đất và hơn 50 cây cà phê

Anh Phìn chia sẻ: “Hai vợ chồng mới ra ở riêng và được bố mẹ cho ít đất trồng cà phê. Cuộc sống còn vất vả, thiếu thốn lắm nhưng khi lãnh đạo vào tận nhà vận động hiến đất để làm đường thì gia đình mình đồng ý ngay. Được Đảng, Nhà nước quan tâm, đầu tư làm con đường bê tông đi qua thôn người dân thôn Ea Bar ai cũng vui mừng”.

Còn anh Hoàng Văn Hầu (dân tộc Mông) ở thôn Cư Rang đã hiến hơn 2 trăm m2 đất thổ cư mới mua ở thôn Ea Uôl để địa phương di dời điểm trường Mầm non đến nơi trung tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho các cháu đi học gần.

Anh Hầu tâm sự: “Thấy các cháu còn nhỏ mà phải đi học xa. Mặc dù mảnh đất đẹp, giá trị, gia đình cũng có dự định sẽ làm nhà ở, nhưng được sự vận động của xã và người dân trong thôn nên mình tự nguyện hiến mảnh đất để xây dựng trường học khang trang ở nơi trung tâm của thôn, rất đẹp và thuận lợi, các cháu cũng đỡ phải đi học xa”.

15-41-38_mnh_dt_do_gi_dinh_nh_hong_vn_hu_hien_ny_d_duoc_xy_dung_diem_truong_mm_non_khng_trng
Mảnh đất do gia đình anh Hoàng Văn Hầu hiến nay đã được xây dựng điểm trường Mầm non khang trang

Hay gia đình ông A ma Nhí (dân tộc M’nông) ở buôn Khanh cũng vậy. Nhà nghèo, đất ít, gia đình có mảnh rẫy bên lối đi qua suối. Trước đây người dân đi làm rẫy qua đây không có đường. Ông đã cùng một số hộ dân hiến hơn 1.000 m2 đất để làm đường, riêng gia đình ông đã hiến 235 m2. Giờ đây, hàng chục hộ dân đi làm rẫy qua đây đã có con đường rộng rãi để đi.

Ở xã Cư Pui, trong 3 năm gần đây đã có hơn một trăm hộ gia đình hiến đất. Trong đó, 26 hộ dân buôn Đắk Tuôr đã hiến 2.170m2 đất màu; 10 hộ dân thôn Điện Tân hiến 986m2 đất màu và 28 cây cà phê; 7 hộ dân buôn Lắk hiến 759m2 đất màu, 15 cây cà phê; 4 hộ dân buôn Khanh hiến 1.207 m2 đất màu, 61 hộ dân trong thôn Ea Bar đã hiến 11.550 m2 đất màu, 368 cây cà phê và 300m2 cây sắn, hàng chục hộ dân ở các thôn Ea Uôl, Cư Rang, Ea Lang hiến hơn 3.000m2 đất màu, hàng trăm cây cà phê… để làm 8km đường liên xã và 22km đường trục giao thông thôn, buôn.

Ông Nguyễn Văn Tâm, Chủ tịch UBND xã Cư Pui: “Khi người dân chưa nắm được chủ trương, chưa thấu hiểu lợi ích mà các công trình mang lại thì người dân chưa thực sự đồng tình, ủng hộ. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục nên người dân Cư Pui sẵn sàng hiến đất, góp đất, phá bỏ hoa màu, đóng góp tiền bạc, công sức để làm đường, làm trường học, làm các công trình phúc lợi mà không đòi hỏi bất cứ sự đền bù nào”.

 

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm