| Hotline: 0983.970.780

Phong trào 'nhà sạch, vườn đẹp' ở Tân Dân

Thứ Sáu 13/05/2022 , 07:15 (GMT+7)

HƯNG YÊN Gần 84% số hộ trên địa bàn xã Tân Dân (Khoái Châu, Hưng Yên) đã thực hiện phân loại và xử lý gần 400 tấn rác hữu cơ tại nguồn dùng làm phân phân bón.

Đến thăm xã Tân Dân vào một ngày đầu hè, chúng tôi thấy rất nhiều cây xanh và hoa cảnh tỏa mát khắp nơi, đường đi lối lại sạch sẽ phong quang, ngõ xóm không tỳ vết rác thải, cống rãnh cũng không thoát ra mùi hôi tanh xú uế. Rất nhiều ngôi nhà đã được gắn biển “Nhà sạch, ngõ sạch” hoặc “nhà sạch, vườn đẹp”, chứng tỏ người dân nơi đây rất có ý thức giữ gìn cảnh quan môi trường.

Rất nhiều gia đình ở xã Tân Dân đã được gắn biển 'Nhà sạch, ngõ sạch'. Ảnh: H.Tiến.

Rất nhiều gia đình ở xã Tân Dân đã được gắn biển "Nhà sạch, ngõ sạch". Ảnh: H.Tiến.

Bà Đỗ Thị Huyền, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Tân Dân thông tin: Thực hiện nghị quyết của Đảng ủy xã năm 2021, Hội đã triển khai làm điểm mô hình “Nhà sạch, ngõ sạch” và “Nhà sạch, vườn đẹp” tại 2 thôn An Dân và Bãi Sậy đạt kết quả tốt, đến nay đã nhân rộng ra toàn xã. Cùng với đó, Hội LHPN xã đã phát động phong trào "Phân loại và xử lý rác thải hữu cơ tại nguồn" và “Phụ nữ nói không với túi nilon, sản phẩm nhựa dùng một lần”.

Kết quả, gần 84% số hộ trên địa bàn đã thực hiện phân loại và xử lý được gần 400 tấn rác hữu cơ tại nguồn dùng làm phân phân bón; thành lập được 7 Câu lạc bộ Phụ nữ nói không với túi nilon và sản phẩm nhựa dùng một lần. Bước đầu, 100% số hộ dân trên địa bàn xã đã không còn sử dụng túi nilon trong các buổi tiệc cưới và lễ Tết. Ngoài ra, Hội LHPN xã còn tiến hành xây dựng “Đường hoa phụ nữ” với tổng chiều dài trên 8km.

Hố xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình. Ảnh: H.Tiến.

Hố xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình. Ảnh: H.Tiến.

Ông Đỗ Xuân Huấn, Chủ tịch UBND xã Tân Dân cho biết: Các chất thải rắn từ sinh hoạt dân cư mỗi năm khoảng 860 tấn đều được thu gom chuyển tới bãi chôn lấp. Trên địa bàn xã có 25 doanh nghiệp, cơ sở (thuộc nhóm đối tượng phải đánh giá tác động môi trường và phương án bảo vệ môi trường) thải ra môi trường chừng 430 tấn chất thải các loại cũng được các đơn vị thu gom xử lý triệt để. Trong xã còn có 100 hộ làm nghề buôn bán, chế biến nông sản, thực phẩm và làm các dịch vụ khác (cơ khí, sửa chữa ô tô, xe máy, nhôm kính, kinh doanh vật liệu xây dựng…) đều có ký cam kết thực hiện gom và xử lý rác thải đúng quy định.

Xã cũng đầu tư 60 thùng gom rác chuyên dụng đặt tại những nơi công cộng, như công sở, trường học, đình, chùa, sân bóng, nhà văn hóa, trạm y tế và các điểm thường xuyên có đông người tụ tập. Trong đó, rác thải nguy hại của Trạm Y tế xã được bao gói chuyển lên Trung tâm Y tế Khoái Châu theo quy định, số còn lại thiêu hủy tại lò đốt rác của Trạm.

Ngoài đồng ruộng, xã Tân Dân cũng đã lắp đặt 90 thùng/bể chuyên thu gom vỏ bao thuốc BVTV để  chuyển đến Công ty Môi trường xanh Urenco 11 xử lý.

Về nước thải, tuy chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung, nhưng những tuyến đường qua khu dân cư, đường làng ngõ xóm trong khu dân cư đều đã xây rãnh thoát nước có nắp đậy kiên cố. Xã đã ban hành quy chế bắt buộc phải có hệ thống rãnh thoát nước với các tuyến đường mới xây dựng, kể cả nhân dân tự bỏ kinh phí xây dựng đoạn đường nào đó. Tất cả các trại chăn nuôi trong khu quy hoạch đều có hầm khí sinh học biogas xứ lý nước thải, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.

Ao hồ luôn trong xanh không gợn bóng rác thải. Ảnh: H.Tiến.

Ao hồ luôn trong xanh không gợn bóng rác thải. Ảnh: H.Tiến.

Mỗi thôn trong xã còn có 1 tổ thu gom vận chuyển rác thải tới nơi quy định 2 lần/tuần. Hàng năm, UBND xã còn phối hợp với Phòng Tài nguyên - Môi trường Khoái Châu dùng máy đảo trộn vùi lấp rác thải rắn và rác khác, kết hợp định kỳ phun thuốc diệt côn trùng có hại, không để phát sinh lây nhiễm ra cộng đồng. Mặt trận Tổ quốc xã còn vận động nhân dân gom trữ rác thải nhựa và phế liệu sạch sau phân loại, rồi bán lấy kinh phí hỗ trợ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Ông Lê Bá Vịnh (người dân trong xã) cho hay: Có được những kết quả nêu trên là do Đảng ủy và Chính quền xã Tân Dân đã thường xuyên tuyền truyền, vận động nhân dân trên hệ thống truyền thanh cơ sở từ hơn 11 năm nay về các mối nguy hại, ảnh hưởng lâu dài khi môi trường sinh sống bị suy thoái. Các tổ chức đoàn thể như Hội Phụ nữ, Cựu Chiến binh, Đoàn Thanh niên, Hội Người cao tuổi cũng gương mẫu cùng người dân quét dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm thường ngày. Việc giữ gìn vệ sinh môi trường cũng được ghi vào hương ước làng văn hóa.

”Xã Tân Dân đã đăng ký tham gia các chương trình như: Tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025; Dự án thí điểm mô hình xử lý nước thải tập trung khu dân cư. Các dự án sẽ triển khai thực hiện ngay trong năm 2022“, ông Đỗ Xuân Huấn, Chủ tịch UBND xã Tân Dân cho biết.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm