| Hotline: 0983.970.780

Phòng trị bệnh rụng lá cao su

Thứ Tư 20/10/2010 , 09:36 (GMT+7)

Nấm Corynespora có thể gây hại trên nhiều bộ phận của cây cao su, vào mọi giai đoạn sinh trưởng và bệnh xẩy ra quanh năm...

Vườn cao su bị bệnh rụng lá do nấm Corynespora
Trong 2 năm gần đây bệnh rụng lá cao su do nấm Corynespora gây ra đã trở thành dịch hại nguy hiểm đối với nhiều vườn cao su của nước ta. Theo điều tra mới nhất của Viện Bảo vệ Thực vật, hiện đã có trên 15.000 ha trong tổng số hơn 700.000 ha cao su bị bệnh rụng lá trên phạm vi cả nước, chủ yếu tập trung ở các tỉnh miền Đông Nam bộ và Tây Nguyên.

Sau một thời gian nghiên cứu, xây dựng nhiều mô hình thử nghiệm thành công, mới đây Cục BVTV và Viện Nghiên cứu cao su VN đưa ra khuyến cáo bà con nông dân và các đơn vị trồng cao su cách nhận diện và biện pháp phòng trị loại bệnh nguy hiểm này. NNVN giới thiệu tóm tắt qui trình:

Đặc điểm, nhận diện bệnh:

Nấm Corynespora có thể gây hại trên nhiều bộ phận của cây cao su, vào mọi giai đoạn sinh trưởng và bệnh xẩy ra quanh năm. Ngoài việc gây rụng lá hàng loạt, nấm Corynespora làm giảm đáng kể sản lượng và chất lượng mủ của những cây đang cho thu hoạch, gây thiệt hại không nhỏ cho người trồng. Bào tử nấm có khả năng tồn tại trên vết bệnh hoặc trong đất với thời gian dài, có khả năng gây bệnh đến 1 năm. Mức độ gây hại thay đổi tùy theo vùng địa lý, loại dòng vô tính cao su, điều kiện thời tiết. Lá cao su dưới 2 tuần tuổi là giai đoạn mẫn cảm cho nấm xâm nhiễm.

 Bệnh thường xuất hiện, gây hại nặng cho dòng cao su vô tính RRIV 4 ở một số vùng nhất định là đất xám, địa hình trũng, thoát nước kém, ít thông thoáng. Các dòng vô tính nhiễm bệnh như RRIC 103, RRIC 104 và LH 188, LH 372. Gần đây có RRIV 4 rất mẫn cảm. Nhiều dòng vô tính có mức độ nhiễm bệnh khác nhau, trong đó có RRIC 110, RRIV 2, RRIV 3, RRNM 600, GT 1, PB 235, VM515, PB 260 nhiễm bệnh nhẹ hơn.

- Các dạng phổ biến trên lá gồm có: Xương cá, dạng xương cá và đổi màu, dạng xương cá và cháy phiến lá, dạng đốm trên phiến lá, đốm có lỗ và viền vàng, đốm trên lá già, héo và bạc đầu lá, đốm và héo đầu lá, trên gân lá phụ, trên gân lá chính, trên cả gân lá phụ và chính và cả trên các lá rụng.

- Trên chồi và cuống lá: Các chồi xanh dễ nhiễm bệnh với dấu hiệu đầu tiên là có các vết nứt dọc theo cuống và chồi dạng hình thoi, mủ rỉ ra sau đó hóa đen. Vết bệnh có thể phát triển dài đến 20cm gây chết chồi, đôi khi làm chết cả cây. Nếu dùng dao cắt bỏ lớp vỏ ngoài sẽ xuất hiện những lớp sọc đen ăn sâu trên gỗ chạy dọc theo vết bệnh. Trên cuống lá có các vết màu đen dài từ 0,5 tới 3mm. Nếu cuống lá bị hại toàn bộ lá bị rụng khi còn xanh dù không có một triệu chứng nào xuất hiện trên phiến lá.

Cách phòng trị: - Cần áp dụng nhiều biện pháp tổng hợp: Tạo và trồng giống kháng bệnh; không trồng các dòng vô tính mẫn cảm như RRIC 103, RRIC 104, RRIV 4…, chỉ trồng đúng giống theo khuyến cáo; không độc canh một dòng vô tính trên diện tích lớn.

- Biện pháp canh tác: Không sử dụng cây con không có nguồn gốc rõ ràng, tránh để lẫn giống. Xử lý bệnh trên cây con trước khi đem trồng. Bón phân cân đối và đầy đủ. Ngoài lượng phân bón theo qui trình, với các vườn cây bị nhiễm bệnh cần bón tăng lượng kali khoảng 25% để giúp cây kháng bệnh tốt hơn.

- Biện pháp hóa học: Theo khuyến cáo của ngành BVTV, trước mắt bà con sử dụng các máy bơm chuyên dụng (bơm cao áp) để phun một số loại thuốc đặc hiệu sau đây đối với những vườn cây đã bị nhiễm bệnh nhằm ngăn chặn lây lan và tiêu diệt nấm, giúp cây hồi phục.

- Công thức 1: Anvil 5SC; hỗn hợp Carbendazin nồng độ 0,1-0,15% + Anvil 5SC theo tỷ lệ 1:1. Pha hỗn hợp với chất bám dính: nồng độ 0,2% đối với vườn ươm, vườn nhân, vườn sản xuất năm thứ nhất; nồng độ 0,3% với vườn từ năm thứ 2 đến năm thứ 4; nồng độ 0,5% với vườn từ năm thứ 5 trở lên.

- Công thức 2: Sử dụng 2-3 lít Anvil 5Sc + 2-3kg Pencozeb 75DF phun cho 1ha. Tùy theo tuổi cây mà sử dụng lượng nước phun từ 600-1.000lít/ha.

Chú ý: Dùng bơm chuyên dụng áp lực cao để phun kỹ dưới mặt lá và phun thuốc phủ tới ngọn cây. Trong điều kiện áp lực bệnh cao, nên phun 2-3 lần cách nhau 7-10 ngày. Với vườn ươm, vườn nhân, vườn chưa khép tán có chiều cao tán lá thấp bà con nên dùng bình phun đeo vai loại 8 lít hoặc 16 lít; với các vườn đã khép tán có chiều cao trên 4m, nên dùng các máy phun cao áp đặt trên rơ mooc máy kéo hoặc kéo dây để phun.

Xem thêm
Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm