| Hotline: 0983.970.780

Phòng trị ốc bươu vàng

Thứ Sáu 29/04/2016 , 13:35 (GMT+7)

Đặt lưới mắt cáo bằng kim loại, bằng lưới nylon hay bằng tre nứa ở cống dẫn nước để ngăn chận ốc lây lan đồng thời dễ thu gom. Nên đặt lưới sớm ngay từ đầu vụ đến khi thu hoạch.

Bắt ốc bằng tay. Nên bắt ốc sớm và liên tục từ lúc sạ đến 2, 3 tuần sau, nên làm lúc sáng sớm hay chiều mát. Ốc thu gom có thể dùng để ăn hay bán cho các trại nuôi vịt... Vét rãnh trên ruộng để khi tháo nước, ốc gom xuống rãnh dễ thu gom. Cắm cọc rải rác trên ruộng để ốc lên đẻ rồi thu gom trứng bằng tay.

Ở nhiều nơi nông dân không đưa nước vào ruộng sớm, chỉ giữ ruộng đủ ẩm, để hạn chế ốc bươu vàng di chuyển và gây hại. Giai đoạn chuẩn bị làm đất nếu cày bừa kỹ, cày sâu thì có thể diệt được ốc nằm vùi dưới ruộng. Nhiều nơi sau khi thu hoạch, bà con cày lật ngay để hạn chế ốc lứa sau.

Cho nước vào ruộng sớm (trước khi sạ) để nhử ốc trồi lên, sau đó cày diệt ốc. Có thể dùng cây xương rồng, cành lá đu đủ, lá thầu dầu, lá mướp, xơ mít, thân lá khoai mì… chặt thả xuống nước, nhựa cây dẫn dụ làm ốc say, nổi lên giúp thu nhặt ốc dễ dàng.

Dùng vôi tuy tốn nhưng rất hiệu quả trừ ốc ngoài ra còn giúp cải tạo đất, liều dùng 500 kg/ha. Có thể xử lý vôi kết hợp với bón lót lân vào giai đoạn chuẩn bị ruộng.

Hiện có nhiều hoạt chất trừ ốc bươu vàng bán trên thị trường như Deadline Bullet 4%, Helix 500WP… (a.i: Metaldeshyde), Dioto 250EC (Diệt ốc tốt), Snail 700WP… (a.i.:Niclosamide), Gà nòi 4G (a.i: Cartap)…

Loại thuốc được ưa chuộng hiện nay là Dioto 250EC (Diệt Ốc Tốt) là thuốc đặc trị ốc bươu vàng có hoạt chất Niclosamide, hàm lượng 250gr/l, dạng nhũ dầu, thơm mùi cồn, thuộc nhóm độc III (WHO).

Khi phun trên ruộng thuốc tan và loang nhanh trong nước, thuốc xâm nhập vào ốc qua đường “miệng”, ngăn cản chức năng hô hấp và tiêu hoá khiến ốc không hấp thu được oxy và dưỡng chất mà chết.

Thuốc diệt tốt cả ốc lớn, ốc nhỏ và cả trứng nhờ đó tiết kiệm chi phí phòng trừ (thuốc + công lao động). Dioto phân hủy nhanh trong môi trường, dễ phân huỷ bởi ánh sáng, do đó về lâu dài không ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của lúa và hệ sinh thái trong nước.

Có thể phun thuốc trên ruộng có thả vịt ăn ốc. Đến nay chưa ghi nhận tính kháng của ốc với hoạt chất Niclosamide. Theo kinh nghiệm của nông dân, chỉ cần phun 1 lần, đúng theo hướng dẫn, diệt ốc cả vụ. Ngoài ra thuốc an toàn cho nông dân sử dụng, nên được nhiều nước cho phép sử dụng trên ruộng lúa.

Liều dùng: Liều sử dụng hiệu quả là: 1 lít/ha, pha 50ml cho bình 8 lít hay 100ml cho bình 16 lít, phun 2 bình 8 lít hay 1 bình 16 lít cho 1.000m2.

Thời điểm phun: Tùy điều kiện ruộng có thể phun vào các giai đoạn sau:

+ Phun nhử: Trước sạ vài ngày, dẫn nước vào ruộng, nhử ốc trồi lên rồi phun thuốc, sau đó làm đất tiến hành sạ bình thường.

+ Phun ngay khi lấy nước vào ruộng chuẩn bị rước phân đợt 1 (khoảng 7 - 8 ngày sau sạ).

+ Tuy nhiên nhiều khi mới sạ, mưa lớn, ruộng nổi nước, ốc trồi lên cắn phá, phải phun ngay khi thấy ốc xuất hiện nhiều trên ruộng.

Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng:

+ Trước khi phun phải đảm bảo có ốc trên ruộng.

+ Khi phun mực nước khoảng 3 - 5 cm là vừa. Sau phun tiếp tục giữ nước 1 - 2 ngày để diệt hết ốc còn sót lại.

Để đảm bảo hiệu quả trừ ốc cao: Không phun khi ruộng không có bờ bao. Sạ ngầm. Mực nước trên ruộng quá sâu (trên 5cm). Nên phun thuốc lúc chiều mát hay sáng sớm. Tuy nhiên theo kinh nghiệm phun chiều mát tốt hơn.

Để tăng hiệu quả phòng trừ, nên pha Dioto với rỉ đường để tăng tính dẫn dụ. Ruộng nuôi tôm, cá, 7 ngày sau phun có thể thả tôm, cá vào.

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Xúc động những bức tranh tuyên truyền bệnh dại của học sinh

Bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Long An chia sẻ: 'Khi nhận các bức tranh dự thi tuyên truyền bệnh dại của các em học sinh, chúng tôi rất xúc động'.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.